Lizôxôm (Tiêu thể):

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 47 - 50)

a. Cấu trúc: Có dạng túi nhỏ,

có 1 lớp màng bao bọc và chứa enzim thuỷ phân.

b. Chức năng: Phân huỷ tế

bào già, tế bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi, bào quan già. Góp phần tiêu hoá nội bào.

pH thấp nhờ vào hệ thống bơm proton (H+) từ bào tương vào, và đồng thời bảo vệ bào tương và các thành phần khác của tế bào khỏi tác dụng của enzyme phân hủy trong bào tương. Các men tiêu hóa cần môi trường axít để hoạt động được đảm bảo chính xác. Tất cả các men này được tạo ra ở mạng lưới nội chất, và được vận chuyển và xử lý ở bộ máy Golgi. Bộ máy Golgi tạo ra các tiêu thể nhờ vào các chồi của bộ máy Golgi.

- Các enzyme quan trọng nhất trong tiêu thể là: Lipase, Carbohydrase, Protease, Nuclease.

 Hoạt động 9: Tìm hiểu về màng sinh chất:

Mục tiêu:

 Kiến thức: Hiểu được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.

 Kĩ năng: quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết; xử lý và phân tích dữ liệu; đánh giá và trình bày báo cáo.

 Phương thức:

 GV: Thảo luận nhóm, đàm thoại và nêu vấn đề.  HS: Thảo luận nhóm nhỏ và hoạt động cá nhân.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính

Bước 1: Tổ chức hoạt động và

giao nhiệm vụ cho HS:

GV yêu cầu HS quan sát H10.2 SGK T45, mỗi bàn HS thảo luận và trả lời các câu hỏi sau – 7’.

1. Màng tế bào được cấu tạo từ những thành phần nào? Chức năng của từng thành phần là gì?

2. Tại sao màng sinh chất được gọi là khảm động?

3. Tại sao khi ghép mô, cơ quan của người này sang người khác thì cơ thể người nhận thường có hiện tượng đào thải các cơ quan, bộ phận đó?

Bước 3: Dự kiến sản phẩm: 1. HS nêu được cấu trúc và chức năng của màng sinh chất.

2. Màng sinh chất có tính khảm: vì xen lẫn lớp photpholipit kép là các phân tử prôtêin. Các phân tử

Bước 2: Tiếp nhận

nhiệm vụ được giao:

- HS quan sát H10.2 và nghiên cứu thông tin trong SGK T45.

- Mỗi bàn làm thành nhóm và tiến hành thảo luận theo hướng dẫn của GV.

Bước 4: Nghiên cứu,

tìm hiểu tài liệu – SGK (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Cấu trúc:

- Màng sinh chất có cấu trúc khảm động, dày khoảng 9nm gồm phôtpholipit và prôtein.

+ Lớp phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước và nhau, 2 đầu ưa nước quay ra ngoài. Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu nên dễ dàng di chuyển.

+ Prôtein gồm prôtein xuyên màng và prôtein bám màng. - Ở tế bào động vật và tế bào người còn có các phân tử colesterôn xen kẽ trong lớp phôtpholipit.

- Các phân tử lipôprôtein và glicôprôtein làm nhiệm vụ như giác quan, kênh, dấu chuẩn nhận biết đặc trưng cho từng

prôtêin có thể khảm nửa mặt ngoài hoặc nửa mặt trong hoặc xuyên qua cả đôi photpholipit.

- Màng sinh chất có tính động: vì các phân tử photpholipit liên kết với nhau bằng các tương tác kị nước – loại liên kết yếu – nên các phân tử lipit và prôtêin có thể di chuyển dễ dàng bên trong lớp màng làm cho MSC có độ nhớt.

- Prôtêin màng có nhiều loại với chức năng khác nhau:

+ Các prôtêin bám màng: Mặt ngoài để ghép nối các tế bào lại với nhau và là tín hiệu nhận biết tế bào; Mặt trong để bám vào khung xương tế bào giúp ổ định hình dạng tế bào.

+ Các prôtêin xuyên màng: Chất mang – vận chuyển chất qua màng; Tạo kênh – dẫn truyền các chất qua màng; Thụ quan – dẫn truyền thông tin vào tế bào.

3. Các tế bào của cùng 1 cơ thể có thể nhận biết ra nhau và cơ thể người nhận có thể nhận biết các cơ quan lại và đào thải cơ quan ghép vì có các “dấu chuẩn” trên màng sinh chất; ngoài ra còn liên quan đến tính miễn dịch và khả năng sản xuất kháng thể của cơ thể người nhận tế bào. Mặt khác, cơ thể người nhận cơ quan nội tạng phải uống thuốc ức chế sự đào thải các cơ quan ghép.

Bước 5: Nhận xét, đánh giá

hoạt động, sản phẩm của HS. GV nhận xét câu trả lời của các nhóm và điều chỉnh, thống nhất đáp án.

- Lục lạp cực kì linh động - nó dễ dàng di chuyển và lưu thông khắp tế bào thực vật, thỉnh thoảng tự thắt lại để tiến hành quá trình phân đôi. Hoạt động của nó chịu ảnh hưởng mạnh từ các nhân tố

T44, 45.

- Mỗi thành viên của nhóm nghiên cứu và thảo luận câu trả lời cùng nhau.

- Hết thời gian thảo luận, đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước tập thể.

loại tế bào.

b. Chức năng:

- Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc nên màng có tính bán thấm.

- Thu nhận thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.

- Nhờ glicôprôtein để tế bào nhận biết tế bào lạ.

môi trường như màu sắc và cường độ ánh sáng. Lục lạp, giống như ty thể, có chứa DNA riêng, được cho là kế thừa từ tổ tiên-một loài vi khuẩn lam có khả năng quang hợp mà sau đó nội cộng sinh với tế bào nhân thực sơ khai. Lục lạp không tạo ra bởi tế bào thực vật mà chỉ sinh ra từ lục lạp trước đó song hành với quá trình phân bào.

 Hoạt động 10: Tìm hiểu về các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất:

Mục tiêu:

 Kiến thức: Hiểu được cấu trúc và chức năng của các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất.

 Kĩ năng: quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết; xử lý và phân tích dữ liệu; đánh giá và trình bày báo cáo.

 Phương thức:

 GV: Thảo luận nhóm, đàm thoại và nêu vấn đề.  HS: Thảo luận nhóm nhỏ và hoạt động cá nhân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính

Bước 1: Tổ chức hoạt động và

giao nhiệm vụ cho HS:

GV yêu cầu HS tham khảo thông tin SGK T46 và 2 bạn ngồi cạnh nhau thảo luận và trả lời các câu hỏi sau – 7’.

1. Phân biệt thành tế bào thực vật, thành tế bào vi khuẩn và thành tế bào nấm. Chức năng của thành tế bào là gì?

2. Chất nền ngoại bào là gì? Chức năng của chúng?

Bước 3: Dự kiến sản phẩm:

Một phần của tài liệu giáo án sinh 10(21 22)hk2 (Trang 47 - 50)