- Nhận xét, đánh giá sản phẩm hoạt động: GV khen thưởng và tuyên dương
Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
BÀO
Bài 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA VẬTCHẤT CHẤT Số tiết: 1 Ngày soạn: 10/12/21 Tiết PPCT: 13 Tuần dạy: 13 1. Mục tiêu: 1.1. Kiến thức:
- Trình bày các các khái niệm năng lượng & các dạng năng lượng trong tế bào là thế năng hay động năng. Phân biệt thế năng & động bằng cách cho VD minh hoạ.
- Xác định quá trình chuyển hoá năng lượng. Cho VD minh hoạ về sự chuyển hoá các dạng năng lượng trong tế bào.
- Nêu được cấu trúc & chức năng của ATP.
1.2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kĩ năng phân tích - tổng hợp, so sánh vấn đề. - Phát triển tư duy cho HS.
- Vận dụng vào thực tế giải thích các hiện tượng sinh học trong đời sống.
1.3. Thái độ:
- Hình thành quan điểm đúng đắn cho HS về sự sống.
- Nhận thức đúng quy luật vận động của vật chất sống cũng tuân theo các quy luật vật lí & hoá học.
- HS hứng thú với môn học.
1.4. Định hướng năng lực hình thành: a. Năng lực chung:
- Năng lực tự học.
- Năng lực tự giải quyết vấn đề và sáng tạo. - Năng lực giao tiếp.
- Năng lực hợp tác. - Năng lực tính toán.
- Năng lực công nghệ thông tin.
b. Năng lực chuyên biệt:
- Năng lực nhận thức kiến thức sinh học: Hiểu được các các khái niệm về năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào. Phân biệt thế năng & động bằng cách cho VD minh hoạ. Xác định quá trình chuyển hoá năng lượng. Hiểu được cấu trúc & chức năng của ATP.
- Năng lực tìm tòi và khám phá thế giới sống: Tìm hiểu về các ứng dụng của các dạng năng lượng trong tế bào và trong thực tiễn.
- Năng lực vận dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn: Giải thích được một số hiện tượng trong tự nhiên liên quan đến các dạng năng lượng trong tế bào.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
2.1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: H13.1- Cấu trúc của phân tử ATP (SGK P54), H13.2 – Quá trình tổng hợp và phân giải ATP (SGK P55).
- Học liệu: giáo án, SGK và SGV Sinh học 10 cùng một số tài liệu tham khảo, hình ảnh về việc sử dụng năng lượng ATP trong tế bào hoặc trong cơ thể động vật.
2.2. Chuẩn bị của HS:
- Một số tư liệu, hình ảnh việc sử dụng năng lượng ATP trong tế bào hoặc trong cơ thể động vật.
3. Tổ chức các hoạt động học tập:
3.1. Ổn định lớp:
- Ổn định lớp vào tiết học.
- Lớp trưởng báo cáo sĩ số tiết học.
3.2. Kiểm tra bài cũ:
GV nêu nhận xét bài kiểm tra và rút ra những điểm HS cần lưu ý khi làm bài cùng với những kiến thức trọng tâm trong chương trình.
3.3. Thiết kế tiến trình dạy học:
3.1. Hoạt động khởi động:
- Mục tiêu:
+ Tạo tâm thế học tập cho HS được thoải mái, hứng thú tiếp nhận kiến thức và hình thành những kĩ năng mới.
+ Giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập. - Phương thức:
+ GV: Đàm thoại – Năng lượng nào được tế bào trong cơ thể chúng ta sử dụng để chúng ta học tập và vui chơi?
+ HS: Hoạt động cá nhân.
+ Dự kiến sản phẩm: Năng lượng ATP.
+ GV nhận xét câu trả lời của HS và dẫn đắt vào bài mới:
Như vậy, năng lượng ATP là gì và nguồn năng lượng này được sử dụng cho những hoạt động nào của tế bào và cơ thể?
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào:
Mục tiêu:
Kiến thức: Nêu được khái niệm về năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào.
Kĩ năng: quan sát, đặt câu hỏi với nêu giả thuyết.
Phương thức:
GV: Thảo luận nhóm, đàm thoại và nêu vấn đề. HS: Thảo luận nhóm nhỏ và hoạt động cá nhân.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung chính
Bước 1: Tổ chức hoạt động và
giao nhiệm vụ cho HS:
GV yêu cầu HS quan sát H13.1 SGK T53, 54 để thảo luận cặp đôi
và trả lời các câu hỏi sau (6’). Bước 2: Tiếp nhận