Mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 28)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở

1.3.1. Mục tiêu giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở

Tại Hội nghị liên Chính phủ về giáo dục môi trường do UNESCO và UNEP tổ chức tháng 7 năm 1977 đã đề ra những mục tiêu cụ thể cho GDMT như sau:

- Về nhận thức: giúp cho các cá nhân và cộng đồng đạt được một nhận thức và sự nhạy cảm đối với môi trường và những vấn đề có liên quan

18

kinh nghiệm khác nhau và có được sự hiểu biết cơ bản về môi trường và những vấn đề có liên quan.

Về thái độ: giúp cho các cá nhân và cộng đồng hình thành được những giá trị và ý thức quan tâm vì mơi trường, cũng như động cơ thúc đẩy

trong việc tham gia tích cực vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường.

Về kỹ năng: giúp cho các cá nhân và cộng đồng có được những kỹ năng trong việc xác định và giải quyết các vấn đề về môi trường.

Tham gia: tạo cơ hội cho các cá nhân và cộng đồng tham gia một cách tích cực ở mọi cấp trong việc giải quyết những vấn đề về môi trường.

Nhận thức được GDMT là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất, kinh tế nhất và có tính bền vững trong các biện pháp để thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chính sách, những chương trình hành động cụ thể cho ngành Giáo dục để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ CNH – HĐH đất nước. Thông qua giáo dục, các cá nhân và cộng đồng sẽ được trang bị những kiến thức về môi trường, ý thức bảo vệ môi trường, năng lực phát hiện và xử lý các vấn đề về môi trường. Khi những người lao động, những người chủ có thái độ thân thiện với mơi trường thì sự phát triển bền vững sẽ được đảm bảo.

Như vậy, mục đích của GDMT trong nhà trường phổ thơng là hình thành cho học sinh kiến thức, kỹ năng, giá trị, thái độ tích cực để các em tham gia một cách có hiệu quả vào việc duy trì và cải thiện chất lượng mơi trường ngay tại trường học, gia đình và địa phương. Cụ thể là:

Trang bị cho học sinh những hiểu biết nhất định về môi trường, bao gồm: những nhận thức cơ bản về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa con người và môi trường, những nôi dung và biện pháp BVMT, các chủ chương, chính sách và pháp luật về BVMT của nước ta.

19

đánh giá, thu thập thông tin), các kỹ năng và biện pháp bảo vệ môi trường thông thường, kỹ năng dự dự đốn, phịng tránh và giải quyết những vấn đề về môi trường nảy sỉnh trong cuộc sống, để các em có thể tham gia một cách có hiệu quả trong BVMT trong đời sống và sản xuất sau này.

Cũng với những hiểu biết đó, GDMT cũng từng bước trang bị cho học sinh ý thức, thái dộ, sự quan tâm, hành vi cư xử đúng mực đối với môi trường và BVMT. Từ đó học sinh có thể tham gia tích cực vào các hoạt động nhằm khơi phục và bảo vệ mơi trường.

Có thể khái qt mục tiêu của GDMT thành sơ đồ như sau: [17]

Sơ đồ 1.2. Khái quát các mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường

Giáo dục bảo vệ môi trường mang lại cho học sinh cơ hội để khám phá môi trường và hiểu biết về ảnh hưởng của con người đối với môi trường. Giáo dục bảo vệ mơi trường cũng tạo cơ hội để hình thành những kỹ năng liên quan đến cuộc sống hôm nay và ngày mai của các em, cho các em cơ hội cảm thụ những vẻ đẹp của mơi trường và cuộc sống, hình thành ở mỗi em một ý thức trách nhiệm sâu sắc đối với sự phát triển bền vững của Trái Đất.

1.3.2. Nội dung, chương trình và kế hoạch giáo dục mơi trường

Theo Quyết định 1363/QĐ-TTG ngày 17 tháng 10 năm 2001 về việc phê duyệt Đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” có quy định về nội dung và phương thức giáo dục bảo vệ môi trường đối với giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông là:

Hiểu biết về môi trường - Vấn đề - Nguyên nhân - Hậu quả Thái độ đúng đắn với môi trường - Nhận thức - Thái độ - Ứng xử Khả năng hành động hiệu quả vào BVMT - Kiến thức - Kỹ năng

- Tham gia dự báo các tác động

20

Giáo dục bảo vệ môi trường phải bảo đảm tính giáo dục tồn diện. Trang bị những kiến thức về sinh thái học, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên; trang bị và phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ mơi trường, biết ứng xử tích cực với mơi trường sống xung quanh.

Việc giáo dục bảo vệ môi trường chủ yếu thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về mơi trường hiện có ở các môn học trong nhà trường. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường cịn được thực hiện ngồi nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ mơi trường cho tồn cộng đồng.

Phần lớn các bộ môn trong nhà trường phổ thơng đều có khả năng tích hợp nội dung GD BVMT, nhưng có những mơn có nhiều thuận lợi hơn bởi chính nội dung của chúng đã liên quan đến những kiến thức về môi trường, hệ sinh thái, ô nhiễm môi trường, Luật bảo vệ môi trường…như Địa lý, Sinh học, Hóa học, Giáo dục cơng dân. Ngồi ra, nhiều mơn học khác cũng có thể tích hợp ở các mức độ khác nhau.

Theo đó, việc GDMTchủ yếu thực hiện theo phương thức khai thác triệt để tri thức về mơi trường hiện có ở các mơn học trong nhà trường. Nội dung GDMTcòn được thực hiện trong các hoạt động NGLL hoặc ở bên ngoài nhà trường dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm bảo vệ mơi trường cho tồn cộng đồng.

Nội dung, phương thức đào tạo cán bộ bảo vệ môi trường:

Nội dung chính để đào tạo cán bộ về bảo vệ môi trường bao gồm: những kiến thức cơ bản liên quan đến môi trường, kỹ năng nắm bắt các vấn đề môi trường, kỹ năng dự báo, phòng ngừa và giải quyết những sự cố môi trường và những nội dung cần thiết về pháp luật bảo vệ môi trường.

Việc đưa các nội dung trên vào chương trình đào tạo cán bộ bảo vệ môi trường phải căn cứ vào đặc điểm ngành nghề, trình độ đào tạo để thiết kế

21

chương trình và mơn học. Phải khai thác các tri thức về mơi trường hiện có ở các mơn học. Đối với một số ngành đào tạo có thể biên soạn nội dung về bảo vệ môi trường thành những môn học riêng.

1.3.3. Phương pháp giáo dục môi trường

Là lĩnh vực giáo dục liên ngành, GDMT chịu sự chi phối của các phương pháp đặc trưng bộ mơn, nhưng nó cũng có những phương pháp riêng. Vì vậy, ngồi các phương pháp chung để tích hợp, lồng ghép GDMT trong các môn học như: nêu vấn đề, đàm thoại, thảo luận, trò chơi,… GDMT thường vận dụng nhiều phương pháp đặc thù khác như:

Phương pháp tham quan, điều tra, khảo sát, nghiên cứu thực địa Có thể triển khai dưới 2 hình thức:

Tổ chức cho HS đi tham quan học tập ở khu bảo tồn thiên nhiên, nhà máy xử lý rác, khu chế xuất, danh lam thắng cảnh,…

Lập nhóm tìm hiểu, nghiên cứu tình hình mơi trường ở trường hoặc môi trường địa phương nơi mình đang sinh sống. Các nhóm có nhiệm vụ điều tra, tìm hiểu, nghiên cứu tình hình mơi trường ở khu vực các em khảo sát, sau đó báo cáo kết quả, nêu phương án cải thiện môi trường.

Phương pháp giải quyết vấn đề cộng đồng:

Ở mỗi địa phương có thể có những vấn đề mơi trường riêng biệt như vấn đề ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, ô nhiễm môi trường ven biển, sông hồ, các khu cơng nghiệp…do vậy, giáo viên cần khai thác tình hình mơi trường địa phương để giáo dục HS, đảm bảo gắn việc giáo dục môi trường với thực tiễn cuộc sống của HS.

Với phương pháp này, GV phải thu thập số liệu, sự kiện và tìm hiểu tình hình mơi trường địa phương, tổ chức các hoạt động phù hợp để HS có thể vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào thực tế để cải thiện các vấn đề về môi trường.

22

Phương pháp khai thác kinh nghiệm thực tế để giáo dục:

Hiện nay, nhiều vấn đề về mơi trường tồn cầu như thủng tầng ôzôn, sự biến đổi khí hậu, sự ơ nhiễm mơi trường...được nhắc rất nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng, cũng là những vấn đề rất gần gũi với hiểu biết thức tế của học sinh. Tất cả các hiện tượng đó, các em có thể nhận biết được qua những trải nghiệm thực tế. Vì vậy, GV cần tận dụng đặc điểm này để giáo dục các em.

Mặc dù có sự quan hệ mật thiết giữa các vấn đề mơi trường tồn cầu và địa phương, nhưng các hoạt động GDMT nên xuất phát từ các tình huống tại chỗ, nơi mà học sinh đã từng trải nghiệm trong quá trình học tập và trưởng thành của mình. Trong hồn cảnh đó, thái dộ của các em đối với vấn đề môi trường sẽ có cơ hội bộc lộ một cách chân thực, do đó, nhu cầu cải thiện hiện trạng cũng sẽ nảy sinh một cách tự nhiên.

Phương pháp hoạt động thực tiễn:

Mục tiêu mà hoạt động GDMT cần đạt tới là những hành động, dù rất nhỏ nhưng thiết thực nhằm góp phần cải thiện chất lượng môi trường ở nhà trường và địa phương. Hoạt động thực tiễn sẽ giúp học sinh ý thức được giá trị của lao động, rèn luyện kỹ năng, thái độ BVMT. Giáo viên có thể tổ chức các hoạt động như: trồng cây, thu gom rác, dọn vệ sinh môi trường…

Phương pháp học tập theo dự án:

Đối với học sinh THCS, nghiên cứu một vấn đề về môi trường địa phương là một trong những phương pháp rất phù hợp và GV là người đóng vai trò hướng dẫn. Tuy nhiên việc lựa chọn các vấn đề nghiên cứu cần phải vừa sức với học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường và địa phương. Học tập theo dự án, sẽ tạo được hứng thú, rèn luyện tính tự lập, phương pháp giải quyết vấn đề và hạn chế việc học tập thụ động của học sinh.

23

Hành vi của người lớn là tấm gương có ý nghĩa giáo dục trực tiếp đối với học sinh. Để giáo dục học sinh có nếp sống văn minh, lịch sự đối với môi trường, trước hết, các thầy cô giáo, các bậc cha mẹ học sinh phải có ý thức và hành vi đúng đắn đối với môi trường.

Phương pháp tiếp cận kỹ năng sống BVMT:

Kỹ năng sống BVMT là khả năng ứng xử một cách linh hoạt và tích cực đối với các vấn đề về mơi trường.

Trong q trình giáo dục, giáo viên cần rèn luyện kỹ năng sống và các kỹ năng BVMT cho học sinh thông qua việc luyện tập và xử lý các tình huống mơi trường cụ thể.

Đích cuối cùng của GDMT là nhằm hình thành và phát triển cho người học thái độ và hành vi đúng đắn với mơi trường. Vì vậy, khi tiến hành các hoạt động GDMT, cần lựa chọn các phương pháp có khả năng hình thành kỹ năng và hành động BVMT cho học sinh, tạo cơ hội cho học sinh tham gia tích cực vào q trình học tập, cho phép các em suy nghĩ, tìm tịi một cách độc lập, từ đó đưa ra những phán đốn, những quyết định hợp lý của chính học sinh.

1.3.4. Hình thức giáo dục mơi trường:

Có hai hình thức triển khai giáo dục mơi trường trong nhà trường Giáo dục mơi trường thơng qua tích hợp, lồng ghép trong các mơn học: Giáo dục MT là một q trình chứ khơng phải là một môn học. Thông qua GDMT học sinh được hiểu biết, tập phân tích và có cơ hội được thể hiện thái độ trước những tình huống, sự cố về mơi trường; được trực tiếp thu nhận các thơng tin đúng đắn để có thể tự mình đưa ra những quyết định quan trọng đối với vấn đề môi trường nơi các em sinh sống; được trang bị những kỹ năng mới, nhằm xử lý các vấn đề về môi trường hiện tại và các ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong tương lai.

24

tách thành một môn học độc lập, không cần phải tăng thêm thời lượng của chương trình hiện hành để tiến hành giáo dục mơi trường. Điểm mấu chốt là tăng cường năng lực GDMT cho giáo viên thông qua các kỳ bồi dưỡng, tập huấn hay hội thảo chuyên môn, cùng với sự hỗ trợ của công tác quản lý chuyên môn và các tài liệu hướng dẫn giáo viên sẽ tự mình xác định được cơ hội thực hiện GDMT ngay trong chương trình bộ mơn của mình một cách tự nhiên và tùy tình huống cụ thể của lớp học để xác định phương án tích hợp cho phù hợp nhất.

Nội dung GDMT thường được tích hợp trong các môn học thông qua chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.

Mức độ toàn phần: nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phần nội dung môn học có sự trùng khớp với nội dung GDMT. Đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắc về nội dung GDMT, hình thành một cách tự nhiên ý thức BVMT ở học sinh.

Mức độ bộ phận: một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của mơn học có liên quan trực tiếp với nội dung GD BVMT.

Mức độ liên hệ: một số phần của nội dung môn học và bài học, các dạng bài tập, bài thực hành…được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các vấn đề về GD BVMT.

Áp dụng có hiệu quả các phương pháp lồng ghép, tích hợp các nội dung GDMT vào các mơn học là một việc làm rất khó đối với người dạy vì nó địi hỏi giáo viên phải biết khai thác một cách hợp lý các nội dung về BVMT, nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung của bài học, không chiếm nhiều thời gian của chương trình. Do đó, để thực hiện tốt việc lồng ghép tích hợp GDMT vào nội dung các mơn học, giáo viên cần phải lưu ý các nguyên tắc sau:

25

bài học bộ môn thành bài giảng về GD BVMT.

Khai thác các cơ hội để lồng ghép, tích hợp GDMT cần phải có trọng điểm, có chương bài nhất định, phải lồng ghép các kiến thức một cách thật hài hòa, tránh lan man, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ mơn.

Phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, tận dụng các kinh nghiệm thực tế mà các em đã có, tạo cơ hội để học sinh có thể tiếp cận với môi trường, học trong môi trường.

Giáo dục BVMT thơng qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp:

Các kiến thức, kỹ năng trong nội dung GDMT là rất rộng, có tính liên thơng, bao gồm nhiều nội dung với nhiều phương pháp và hình thức giáo dục hết sức phong phú. Do đó, nếu chỉ tiến hành GDMT bằng cách tích hợp, lồng ghép vào nội dung các mơn học trên lớp thì sẽ khó có thể thực hiện được các mục tiêu cụ thể về giáo dục tình cảm, thái độ, các kỹ năng, các hành vi, thói quen liên quan đến BVMT. Bằng việc tổ chức các hình thức giáo dục khác nhau như thuyết trình, tranh luận, các câu lạc bộ môi trường, các hoạt động tham quan theo các chủ đề, điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)