Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 64 - 66)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường

2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu giáo dục môi trường

Cùng với vai trò ngày càng được chú trọng của công tác GDMT giáo dục nhân cách toàn diện cho học sinh, việc cần thiết của các cán bộ quản lý ở các trường THCS là phải xây dựng và thực hiện được các mục tiêu về GDMT. Qua khảo sát ở các cán bộ quản lý và giáo viên của các trường, 80% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng rất cần phải xây dựng mục tiêu cụ thể về GDMT bởi hiện nay công tác GDMT chưa có mục tiêu cụ thể giống như những hoạt động giáo dục khác trong nhà trường.

54

Bảng 2.8. Mức độ thực hiện công tác quản lý mục tiêu GDMT cho học sinh

S T T

Nội dung quản lý

Thường xun Ít thực hiện Khơng bao giờ SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) 1 Xây dựng các mục tiêu cụ thể về GDMT 18 12 132 88,0 0 2

Tuyên truyền phổ biến các mục tiêu tạo sự đồng thuận trong hội đồng sư phạm nhà trường

21 14 129 86,0 0

3 Xây dựng các tiêu chí cụ thể để

thực hiện mục tiêu GDMT 18 12 132 88,0 0

Với kết quả khảo sát như trên có thể thấy rằng các hoạt động của Hiệu trưởng để quản lý mục tiêu về GDMT cịn rất ít được thực hiện. Các ý kiến khảo sát cho các nội dung để quản lý mục tiêu GDMT rất ít được thực hiện: từ việc xây dựng các mục tiêu cụ thể về GDMT cho cả năm học của các trường (88%) cho đến việc tuyên truyền, phổ biến các mục tiêu, tạo nên sự đồng thuận trong hội đồng sư phạm nhà trường (86%) và cả việc xây dựng các tiêu chí cụ thể để thực hiện mục tiêu GDMT (88%). Điều đó cho thấy, Hiệu trưởng các trường vẫn chưa nhận thức đúng về vai trò của hoạt động GDMT cho học sinh trong các trường THCS hiện nay, hoạt động này chỉ được xem như là một hoạt động ngoại khóa nhằm dọn dẹp, làm sạch môi trường bên trong nhà trường, chứ chưa được coi là một hoạt động giáo dục, nhằm hình thành cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản về khoa học môi trường, giáo dục cho học sinh các kỹ năng, hành vi và thái độ đúng đắn với môi trường, ý thức trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của các hệ mai sau. Chính vì thế, hoạt động GDMT chưa thực sự có hiệu quả, chưa đáp ứng được mục tiêu giáo dục toàn diện mà Bộ GD&ĐT đã đề ra.

55

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)