Thực trạng việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 52 - 54)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung

2.3.2. Thực trạng việc thực hiện nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục

giáo dục mơi trường

Trong q trình khảo sát, để nắm được thực trạng những nội dung chương trình GDMT đã được thực hiện trong các nhà trường, chúng tôi đã đưa ra các câu hỏi về hệ thống kiến thức, các kỹ năng, các hành vi thái độ đã được đưa vào trong nội dung GDMT ở các trường THCS. Kết quả thống kê qua bảng 2.2.

42

Bảng 2.2. Mức độ thực hiện các nội dung GDMT cho học sinh (Đơn vị:%)

STT Nội dung thực hiện Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết

GV HS GV HS GV HS

1 Tác động của con người

đối với môi trường 95,3 93,3 4,7 6,7 0 0 2 Các biện pháp bảo vệ

thiên nhiên 44,0 91,7 56,0 8,3 0 0

3 Ý nghĩa của việc khôi

phục môi trường 0 10,7 78,7 6,0 21,3 83,3

4

Vai trò của học sinh trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã.

37,3 50,7 12,7 49,3 50,0 0

5

Trách nhiệm của mỗi người trong việc chấp hành Luật bảo vệ môi trường

48,7 10,7 25,3 89,3 26,0 0

Qua kết quả ở bảng 2.2 có thể thấy, mặc dù tất cả các nội dung về GDMT đều được cán bộ giáo viên và học sinh đánh giá là cần thiết và rất cần thiết trong đó mức độ rất cần thiết được giáo viên và học sinh đánh giá cao nhất qua bài học: Tác động của con người đối với môi trường , nhưng thực tế trong quá trình giảng dạy giáo viên mới chỉ chú trọng tới việc truyền tải hệ thống các kiến thức khoa học về mơi trường, thường được lồng ghép, tích hợp trong các môn học trên lớp như Địa lý, Sinh học, Giáo dục công dân, Ngữ văn... chứ chưa chú trọng nhiều đến việc hình thành cho học sinh các kỹ năng thực tế để ứng phó với các vấn đề về môi trường như là các biện pháp cụ thể để BVMT, các kỹ năng phát hiện ra những vấn đề về ô nhiễm mơi trường sống, các hành động tích cực để BVMT.

Trong các giờ học có lồng ghép, tích hợp GDMT thì nội dung kiến thức đưa vào bài giảng còn rất nhiều hạn chế. Khối lượng kiến thức của môn học mà học sinh phải nắm được vốn đã nhiều, thời gian bị bó hẹp, giáo viên phải tuân thủ theo chuẩn kiến thức và kỹ năng của chương trình, vì thế khi lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT vào tiết học, phần lớn các kiến thức chỉ mới

43

dừng lại ở mức độ nhận biết chứ chưa được khắc sâu, ghi nhớ để học sinh có thể thơng hiểu hoặc vận dụng các kiến thức đó vào thực tế cuộc sống.

Như vậy, việc hình thành các kỹ năng, thái độ và trách nhiệm của học sinh đối với các vấn đề về môi trường trong một tiết học là rất khó khăn.

Bên cạnh đó, đối với các hoạt động giáo dục NGLL, mặc dù thời lượng dành cho hoạt động này là 2 tiết/tháng nhưng nội dung về GDMT chỉ được lồng ghép vào một phần nhỏ trong các tiết học. Còn lại phần lớn các hoạt động ngoại khóa khác như hoạt động vệ sinh trường lớp, các chương trình hành động vì mơi trường... thì chỉ được tổ chức định kỳ 3-4 lần/năm học hoặc tổ chức đột xuất vào các ngày lễ kỷ niệm có chủ đề về mơi trường, do đó, hiệu quả giáo dụng các hoạt động này là khơng cao, khơng hình thành được ý thức của học sinh trong hoạt động BVMT.

Cũng chính vì những hạn chế nêu trên, nên phần lớn trong các trường THCS, công tác GDMT hiện nay cũng vẫn chưa được xây dựng thành những kế hoạch cụ thể. Trong các tiết có lồng ghép, tích hợp, giáo viên bộ mơn cũng mới chỉ xây dựng kế hoạch GDMT cho học sinh dưới dạng các giáo án cụ thể của từng tiết học, chứ chưa có kế hoạch riêng biệt cho hoạt động GDMT của riêng bộ môn cho một năm học. Còn đối với các hoạt động giáo dục NGLL về nội dung GDMT, việc xây dựng thành kế hoạch cũng chỉ thực hiện trong các giáo án, chứ chưa được đầu tư xây dựng thành một kế hoạch cụ thể ngay từ đầu năm học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)