Chỉ đạo thiết kế nội dung, chương trình giáo dục môi trường theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 89 - 91)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Chỉ đạo thiết kế nội dung, chương trình giáo dục môi trường theo

theo hướng lồng ghép, tích hợp trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp:

Việc nắm vững nội dung chương trình là điều kiện quan trọng để quản lí việc thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường. Đối với GDMT vừa là một nội dung được lồng ghép, tích hợp trong nhiều môn học khác nhau vừa được tổ chức dưới dạng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các tổ chuyên môn.

Thông qua lồng ghép, tích hợp GDMT trong các môn học, học sinh sẽ được cung cấp các kiến thức khoa học, những hiểu biết về môi trường, bước đầu hình thành các kĩ năng cơ bản để sống và làm việc trong môi trường, vì sự phát triển bền vững. Trong khi đó, hoạt động ngoài giờ lên lớp cũng là một bộ phận của quá trình giáo dục trong các trường THCS, được tổ chức thành một hoạt động riêng, ngoài thời gian học các môn học trên lớp. Đây chính là hoạt động tiếp nối, bổ sung và hỗ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp, là cách thức gắn lí thuyết với thực tiễn, “Học đi đôi với hành”, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, thái độ và niềm tin ở học sinh. Để có thể cung cấp những thông tin về kiến thức, các kĩ năng cần thiết cho học sinh về bảo vệ môi trường thì trong các môn học có lồng ghép, tích hợp hoặc trong các chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp cần xác định rõ nội dung cụ thể, tránh lan man, không thể hiện rõ đặc trưng của môn học.

3.3.3.1. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần nắm được những định hướng chính trong khi xây dựng nội dung chương trình GDMT phù hợp với thực tiễn hoạt động của nhà trường.

Việc nắm vững chương trình dạy học là điều kiện đầu tiên để nhà quản lí thực hiện tốt các chức năng của mình. Hiệu trưởng cần nắm vững cấu trúc,

79

chương trình các môn học có nội dung GDMT của cả cấp học, chỉ đạo các tổ chuyên môn xác định các môn học có lồng ghép nội dung GDMT, xây dựng nội dung GDMT cụ thể sẽ lồng ghép, tích hợp vào trong các môn học; căn cứ vào thời lượng, cấu trúc của chương trình, lựa chọn các kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, có tính tập trung, ưu tiên trong những chương, mục nhất định, những môn học có nhiều thời lượng dành cho thực hành để có thể vừa cung cấp kiến thức khoa học, vừa xây dựng kĩ năng hoạt động bảo vệ môi trường cho học sinh.

Hiệu trưởng cần quản lí nội dung GDMT lồng ghép trong các môn học để tránh sự chồng chéo và lặp lại kiến thức ở các bộ môn, giúp học sinh hứng thú với môn học và phần nội dung được lồng ghép. Nếu thời lượng dành cho các môn học quá hạn chế, cần chỉ đạo cho giáo viên và tổ chuyên môn thiết kế các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với nhiều hình thức hoạt động nhóm, các dạng bài tập theo chuyên đề để có thể chuyển tải nhiều hơn các nội dung liên quan đến GDMT cho học sinh.

Bên cạnh việc quản lí các nội dung GDMT lồng ghép, tích hợp trong các môn học, Hiệu trưởng cũng cần coi trọng nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là yếu tố cơ bản để thực hiện mục tiêu GDMT đã đề ra. Vì vậy, Hiệu trưởng cùng với ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dự kiến nội dung, chương trình hoạt động cho cả năm học và cần chú ý đến cả những thời điểm đột xuất, các lễ kỷ niệm quan trọng để dự kiến trước những vấn đề nảy sinh và đề xuất biện pháp thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Trong các cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường hàng tháng, Hiệu trưởng hướng dẫn thảo luận, giải đáp các vấn đề khó khăn mà giáo viên mắc phải trong quá trình giảng dạy, giúp đỡ giáo viên bổ sung đồ dùng dạy học, tài

80

liệu sách vở để thực hiện đúng và đủ nội dung chương trình GDMT đã được thống nhất. Hiệu trưởng cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra tiến độ thực hiện, cũng như mức độ thực hiện các nội dung, chương trình đã đề ra.

Cùng với việc xác định nội dung GDMT cho học sinh, Hiệu trưởng cũng cần quản lí nội dung về GDMT để bồi dưỡng cho giáo viên trong năm học. Quy định các tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng, đồng thời khuyến khích giáo viên tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức cũng như tìm tòi những phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với công tác GDMT cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 89 - 91)