Quản lý công tác giáo dục môi trường ở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 38 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Quản lý công tác giáo dục môi trường ở trường trung học cơ sở

1.4.1. Mục tiêu quản lý hoạt động giáo dục bảo vệ mơi trường

Mục tiêu quản lý là đích đến cuối cùng mà chủ thể quản lý mong muốn đạt được trong suốt quá trình hoạt động giáo dục.

Mục tiêu quản lý hoạt động GDMT là làm cho quá trình GDMT được vận hành đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động GDMT cho HS THCS, giúp học sinh hiểu được những kiến thức về môi trường, nắm được các mối quan hệ qua lại giữa môi trường và con người, hiểu được các vấn đề về môi trường hiện nay, dự kiến được những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai; hình thành được những kỹ năng thực hành, khả năng phân tích, đánh giá tình hình để có thể ra những quyết định độc lập, hoặc cùng với cộng đồng phòng ngừa, xử lý những vấn đề môi trường một cách hiệu quả. Qua đó cũng giúp cho học sinh hình thành được hành vi ứng xử và thái độ tích cực trước các vấn đề môi trường.

1.4.2. Nội dung quản lý công tác giáo dục môi trường ở trường trung học cơ sở học cơ sở

* Quản lý mục tiêu giáo dục môi trường

Quản lý mục tiêu GDMT đóng vai trị đặc biệt quan trọng, là nhân tố đảm bảo sự thành công của hoạt động GDMT cho học sinh. Mục tiêu GDMT sẽ tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động, định hướng cho sự phát triển của hoạt động GDMT trên cơ sở mục tiêu chung, từ đó có biện pháp hợp lý để tổ

28

chức, điều hành, phối hợp và hướng dẫn các hoạt động của mọi thành viên, tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt nhất nhằm hồn thành tốt mục tiêu chung đó.

Có thể nói, thực chất quản lý mục tiêu GDMT cho học sinh là quá trình người Hiệu trưởng tác động vào các thành tố tham gia vào hoạt động GDMT cho học sinh nhằm thực hiện đạt hiệu quả cao nhất mục tiêu giáo dục môi trường đã đề ra.

* Quản lý nội dung giáo dục môi trường

GDMT ở nước ta không được tách thành một môn học riêng biệt mà được tích hợp vào các mơn học trong chương trình giáo dục phổ thơng mà đối tượng nghiên cứu của nó có quan hệ gần gũi tới môi trường như Địa lý, Sinh học, GDCD...

Nội dung, chương trình dạy học được coi là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ GD&ĐT ban hành, là căn cứ để nhà trường và GV tiến hành tổ chức hoạt động dạy học thống nhất trong cả nước, cũng là công cụ để các cơ quan quản lý và các cán bộ quản lý có thể kiểm tra, giám sát hoạt động dạy học.

Quản lý nội dung chương trình GDMT là quản lý việc xây dựng và thực hiện các nội dung GDMT theo yêu cầu và mục tiêu đã đề ra. Bao gồm cả việc quản lý nội dung truyền đạt của giáo viên sao cho cân đối với thời lượng và nội dung chương trình mơn học, đảm bảo sự cân bằng giữa lý thuyết với thực hành, giữa nội dung bài học và nội dung giáo dục BVMT.

Để tăng cường hiệu quả của việc quản lý nội dung GDMT cho học sinh, cần nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý và các lực lượng trong nhà trường về vai trò và ý nghĩa của hoạt động GDMT cho học sinh. Đồng thời cần tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học để nội dung GDMT được chuyển tải một cách có hiệu quả nhất.

29

1.4.3. Quản lý phương pháp và hình thức giáo dục môi trường ở trường trung học cơ sở

Do nội dung GDMT được thực hiện chủ yếu thơng qua hai hình thức tích hợp, lồng ghép vào các mơn học và thông qua các hoạt động NGLL nên Hiệu trưởng cần quản lý hoạt động dạy học trên lớp của các bộ mơn có tích hợp nội dung GDMT và quản lý các hoạt động GD NGLL đặc trưng cho nội dung GDMT.

Đối với việc quản lý hoạt động dạy học: cần tuân thủ theo các địa chỉ của chương trình có các nội dung GDMT trong SGK các cấp học và các khối lớp, đặc biệt chú ý đến phương pháp giảng dạy tích cực và việc sử dụng đồ dùng dạy học…sao cho đảm bảo các yêu cầu về nội dung chương trình.

Hiệu trưởng có trách nhiệm quản lý đội ngũ GV thực hiện đúng yêu cầu của chương trình GDMT. Cần quản lý chặt chẽ hồ sơ chuyên môn, đưa ra những yêu cầu cụ thể của từng loại hồ sơ, thường xuyên kiểm tra để kịp thời điều chỉnh các thiếu sót của GV vì đây là phương tiện phản ánh được kế hoạch giảng dạy cũng như tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của GV, qua đó cũng sẽ quản lý được việc chuẩn bị soạn giảng các tiết học có nội dung GDMT.

Đối với việc quản lý các hoạt động GDMT thông qua các hoạt động ngồi giờ lên lớp như ngoại khóa, tham quan, du lịch, cắm trại, lao động dọn vệ sinh môi trường…. Hiệu trưởng cần quản lý được việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch hoạt động cụ thể, phải đảm bảo nội dung giáo dục gắn kết giữa lý thuyết với thực tế, thống nhất giữa nhận thức và hành động nhằm góp phần hình thành thái độ, tình cảm, niềm tin và hành vi đúng đắn của học sinh đối với môi trường.

1.4.4. Quản lý sự phối hợp các lực lượng trong và ngồi nhà trường để giáo dục mơi trường cho học sinh trung học cơ sở để giáo dục môi trường cho học sinh trung học cơ sở

30

giữa các lực lượng, đặc biệt là trong hoạt động GD BVMT. Đây là một lĩnh vực mang tính liên ngành, có liên quan tới hệ thống kiến thức khoa học của nhiều môn; hệ thống các kỹ năng cần giáo dục cho HS được hình thành chủ yếu dựa trên các hoạt động thực tế trong học tập và trong đời sống. Do đó, nhà quản lý cần tăng cường sự phối hợp của các lực lượng giáo dục, không phải chỉ đơn thuần là GV những mơn học có tích hợp GDMT mà cịn có cả sự tham gia của các tổ chức đồn thể trong trường như Cơng Đồn, Đồn TNCS Hồ Chí Minh, Ban đại diện CMHS và các Cơ quan – Ban – Ngành có liên quan tới hoạt động GDMT ở bên ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)