Đổi mới phương pháp giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 93 - 97)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các biện pháp quản lí cơng tác giáo dục môi trường cho học sinh

3.3.5. Đổi mới phương pháp giáo dục môi trường

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp:

GDMT khơng chỉ hình thành cho người học những kiến thức khoa học về môi trường, về mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội mà hình thành những kĩ năng sống và làm việc trong mơi trường giúp cho học sinh có thể điều chỉnh được những hành vi, thái độ, tình cảm của mình khi tác động đến mơi trường.

3.3.5.1. Nội dung và cách thức thực hiện

Đối với việc quản lí hoạt động dạy học các mơn học có lồng ghép, tích hợp các nội dung GDMT, Hiệu trưởng cũng cần thực hiện quy trình quản lí giống như các mơn học khác.

Để đảm bảo chất lượng của hoạt động dạy học các mơn có lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT cho học sinh, Hiệu trưởng cần quản lí tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Đây được coi là công việc chính của giáo viên, nhưng đặc thù của ngành nên việc soạn bài được thực hiện ở nhà, vì vậy, Hiệu trưởng sẽ rất khó để quản lí được khâu chuẩn bị này. Tuy vậy, đây lại là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi tiết dạy, nên Hiệu trưởng quán triệt tới tất cả giáo viên, phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế việc chuẩn bị cho tiết dạy của mình.

83

Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất hình thức và phương pháp trình bày giáo án ngay từ đầu năm học, thấy được các hoạt động lên lớp của cả giáo viên và học sinh, nội dung bài học phải rõ ràng, xác định được nội dung GDMT lồng ghép, tích hợp trong tiết học, có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp cho nội dung của bài…

Đối với các giờ dạy trên lớp, cần xầy dựng tiêu chuẩn để đánh giá giờ dạy một cách cụ thể, rõ ràng dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy ở bậc trung học mà Bộ GD&ĐT đã quy định, nhưng cũng phải phù hợp với thực trạng năng lực của giáo viên.

Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch dự giờ, đánh giá tiết dạy có lồng ghép, tích hợp GDMT của giáo viên dưới nhiều hình thức, thao giảng, thi đua giờ dạy tốt giữa các mơn có lồng ghép, tích hợp GDMT; có thể giao cho đại diện tổ bộ môn dự giờ để đánh giá tiết dạy hoặc Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trực tiếp dự giờ để đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy một cách khách quan và nghiêm túc. Hiệu trưởng cần yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện đánh giá tiết dạy có lồng ghép, tích hợp GDMT dựa vào các tiêu chí, kế hoạch, các mục tiêu đã đề ra trước đó, từ đó chỉ ra cho giáo viên thấy những mặt mạnh và hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng của tiết dạy.

Bên cạnh việc quản lí giờ dạy trên lớp, Hiệu trưởng cũng cần chỉ đạo giáo viên cải tiến phương pháp dạy học, kết hợp sử dụng những phương pháp mới bên cạnh các phương pháp truyền thống, dễ gây tâm lí nhàm chán cho học sinh. Đây là yếu tố cơ bản quyết định trực tiếp đến hiệu quả của quá trình dạy học. Bởi vậy, Hiệu trưởng phải xem đây là nhiệm vụ trọng tâm trong quản lí chỉ đạo dạy học. Cần cho giáo viên thấy được vai trò quan trọng của đổi mới phương pháp dạy học trong các tiết học, đặc biệt là trong các mơn học có lồng ghép, tích hợp GDMT, vì khối lượng kiến thức đưa vào bài giảng thường khơ khan, ít gây hứng thú cho học sinh trong qúa trình học tập; tạo

84

điều kiện, đảm bảo về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học để giáo viên có thể sử dụng các phương pháp mới, kết hợp với công nghệ thông tin, nhằm làm phong phú nội dung bài giảng.

Hiệu trưởng cần xây dựng các tiêu chí để phân tích, đánh giá giờ dạy có tích hợp, lồng ghép nội dung GDMT:

Tiết dạy đảm bảo tính hệ thống, đủ nội dung, chính xá c, khoa học, làm rõ trọng tâm kiến thức, nội dung lồng ghép GDMT phù hợp với nội dung và thời lượng của bài học.

Phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng của bộ môn, với nội dung và kiểu bài lên lớp, kết hợp linh hoạt các phương pháp truyền thống và hiện đại để truyền đạt kiến thức của môn học nơi chung và nội dung bảo vệ môi trường nói riêng.

Có sử dụng và sáng tạo nhiều phương tiện, thiết bị dạy học phù hợp với nội dung GDMT trong bài học.

Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động, phù hợp với nội dung bài dạy, lĩnh hội được các kiến thức trọng tâm và kiến thức về môi trường đã được lồng ghép, tích hợp. Đa số học sinh hiểu bài, biết vận dụng kiến thức và liên hệ với thực tế cuộc sống.

Dựa vào các tiêu chí trên, Hiệu trưởng có thể đánh giá kết quả giờ dạy có lồng ghép, tích hợp GDMT cho học sinh. So sánh khối lượng kiến thức truyền đạt được, kết quả tiếp thu của học sinh với mục tiêu cụ thể của bài học đề ra. Qua đó, có thể chỉ ra những mặt mạnh, mặt yếu về kiến thức, khả năng dạy, tinh thần trách nhiệm của giáo viên để thẳng thắn góp ý trao đổi, giúp giáo viên rút kinh nghiệm trong những tiết dạy khác.

Bên cạnh hoạt động dạy học trên lớp có lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cũng là một thế mạnh để truyền tải nội dung GDMT một cách thiết thực cho học sinh. Điểm nổi bật của dạy

85

học là phát triển trí tuệ, hình thành hệ thống kiến thức về khoa học mơi trường, thì điểm nổi bật của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là giáo dục nhân cách, hình thành niềm tin, hành vi, thái độ ứng xử thích hợp đối với mơi trường sống xung quanh. Do vậy GDMT thơng qua các chương trình giáo dục ngồi giờ lên lớp cũng là một trong những phương thức quan trọng để đạt được mục tiêu chung về giáo dục môi trường cho học sinh.Tuy nhiên, trong thực tế vẫn có một số cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh chưa nhìn nhận một cách đúng đắn vai trị của hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp nên trong quá trình tổ chức, chỉ đạo và quản lí các hoạt động này cịn rất nhiều hạn chế, hình thức hoạt động cịn đơn điệu, chủ yếu mang tính chất đối phó, do đó hiệu quả GDMT của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là chưa cao.

Hiệu trưởng cần chỉ đạo giáo viên lựa chọn các hình thức hoạt động giáo dục với chủ đề môi trường phải đa dạng, lôi cuốn học sinh tham gia đơng đảo. Các hình thức khơng nên lặp đi lặp lại nhiều lần, dễ gây tâm lí nhàm chán. Cần cải tiến nội dung và hình thức tổ chức các ngày lễ kỉ niệm trong năm học có lồng ghép nội dung GDMT cho học sinh, tránh những bài thuyết giảng dài dòng, bắt buộc học sinh phải nghe, không mang lại hiệu quả thực tế, dẫn tới việc các em thường nói chuyện riêng, gây mất trật tự trong giờ sinh hoạt và khơng cịn hứng thú với các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tiếp theo. Hiệu trưởng cần lưu ý với giáo viên khi lựa chọn hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cần xem xét nhu cầu và đặc điểm tâm lí của đối tượng học sinh.

Có nhiều hình thức hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp đã được thực hiện, tuy nhiên tùy điều kiện của nhà trường và tình hình thực tế của địa phương, cần lựa chọn các hình thức hoạt động thích hợp để có được hiệu quả GDMT cho học sinh tốt nhất. Có thể lồng ghép thơng qua các đợt thi đua chào mừng các ngày lễ lớn, các ngày gắn với chủ đề môi trường của toàn cầu, kết

86

hợp tổ chức lồng ghép các cuộc thi nhỏ, các câu hỏi nhanh trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ hoặc các buổi giáo dục của tổ chuyên môn, các buổi chào cờ đầu tuần; tránh việc tổ chức các buổi lễ kỷ niệm với các bài thuyết giảng, nặng lí thuyết khơ khan căng thẳng và tính giáo dục thấp.

Đối với GDMT, ngoài việc hình thành hệ thống kiến thức thông qua các môn học, quan trọng hơn cả là việc hình thành cho học sinh hành vi, thói quen và cách ứng xử thích hợp với các vấn đề về môi trường luôn biến đổi trong cuộc sống hàng ngày. Do đó việc giáo dục cho học sinh bảo vệ môi trường bằng những hoạt động thực tế sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao hơn. Nhiều hình thức ngoại khóa có thể tổ chức thành các hoạt động độc lập với chủ đề về bảo vệ môi trường, với quy mô lớn trong không gian rộng hơn phạm vi của một lớp học, địi học sinh phải tích cực tham gia:

Các hoạt động được tổ chức trong phạm vi nhà trường: các hội thi, các trị chơi, các cuộc phát động bảo vệ mơi trường…

Các hoạt động được tổ chức bên ngoài phạm vi nhà trường: tham quan, dã ngoại, các chiến dịch, các dự án, các bài dự thi tìm hiểu về môi trường địa phương…

Với nhiều hình thức phong phú như vậy, đòi hỏi Hiệu trưởng phải thường xuyên quan tâm, đầu tư nguồn kinh phí cho các hoạt động ngoại khóa. Cần xây dựng một bộ máy tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp riêng, có giáo viên chuyên trách, có kế hoạch chương trình hoạt động cụ thể, có quy định làm việc với điều kiện hoạt động rõ ràng, có sự hỗ trợ, phối hợp chặt chẽ của các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 93 - 97)