Khảo nghiệm về tính hợp lí và khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 108 - 114)

8. Cấu trúc của luận văn

3.5. Khảo nghiệm về tính hợp lí và khả thi của các biện pháp

Để khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi đã tiến hành trưng cầu ý kiến của 150 CBQL và GV của 8 trường THCS ở thị xã Gia Nghĩa: THCS Nguyễn Bỉnh Khiêm, THCS Nguyễn Tất Thành, THCS Trần Phú, THCS Phan Bội Châu, THCS Phạm Hồng Thái, THCS Nguyễn Chí Thanh, THCS Lý Tự Trọng, TH và THCS Bế Văn Đàn. Qua kết

98

quả thăm dò ý kiến các CBQL và GV đều cho rằng, các biện pháp đã đề xuất đều có tính cấp thiết và tính khả thi, nhận được sự đồng tình cao của đội ngũ CBQL và GV, có khả năng vận dụng vào thực tiễn quản lí nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho HS THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. (Xem bảng 3.1)

Trong các biện pháp được đánh giá là rất cấp thiết, chiếm tỉ lệ cao nhất là biện pháp 1 chiếm 96,7%, biện pháp 8 chiếm 96% và biện pháp 7 chiếm 95,3%. Đây là 3 biện pháp được đánh giá là có tính rất cấp thiết cao nhất trong số 8 biện pháp, không có biện pháp nào được xem là không cấp thiết.

Bảng 3.1. Đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lí công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường THCS thị xã Gia Nghĩa (Đơn vị %)

Biện pháp

Mức độ cấp thiết

Xếp hạng Rất cấp thiết Cấp thiết Ít cấp thiết Không cấp thiết

1 96,7 3,3 0 0 1 2 83,3 16,7 0 0 6 3 72,7 25,3 0 2 8 4 93,3 6,7 0 0 4 5 86,7 13,3 0 0 5 6 75,3 24,7 0 0 7 7 95,3 4,7 0 0 3 8 96 4 0 0 2

Về tính khả thi, thì tất cả các biện pháp đều được đánh giá là rất khả thi và khả thi. Các biện pháp 1, biện pháp 3 và biện pháp 5 được đánh giá là có tính khả thi rất cao. Riêng 3 biện pháp 5, biện pháp 7, biện pháp 8 được một số ít cán bộ quản lí và giáo viên đánh giá là ít khả thi, lần lượt là 4,6%, 3,3% và 3,4%.

99

Bảng 3.2. Đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lí công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường THCS thị xã Gia Nghĩa (Đơn vị %)

Biện pháp Mức độ khả thi Xếp hạng

Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi

1 95,3 4,7 0 0 1 2 53,3 46,7 0 0 6 3 79,3 20,7 0 0 3 4 69,3 30,7 0 0 5 5 84,7 10,7 4,6 0 2 6 71,3 28,7 0 0 4 7 30,7 66 3,3 0 8 8 49,3 47,3 3,4 0 7

3.6. Kết quả áp dụng một vài biện pháp GDMT tại đơn vị công tác

Trong quá trình công tác và làm quản lý tại trường THCS Lý Tự Trọng thị xã Gia Nghĩa tỉnh Đắk Nông tôi đã áp dụng một số biện pháp quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh. Đó là thường xuyên nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường và quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh; Chỉ đạo xây dựng nội dung chương trình GDMT và Đổi mới phương pháp GDMT cho học sinh: Bước đầu cán bộ, giáo viên đã có ý thức tự giác trong công tác GDMT cho học sinh, tự nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch, giáo án có lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT vào bộ môn được phân công giảng dạy ngay từ đầu năm học đồng thời thường xuyên phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để tổ chức các hoạt động NGLL có tích hợp nội dung GDMT cho học sinh. Qua các hoạt động này học sinh mạnh dạn hơn và phát huy được năng lực, phẩm chất, sở trường bản thân trong việc học cũng như các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ đó các em có các hành vi, thái độ, ý thức tự giác, trách nhiệm của bản thân đối với môi trường và các hành động để BVMT.

100

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Dựa trên cơ sở lí luận về công tác GDMT và quản lí công tác GDMT cũng như xuất phát từ thực trạng quản lí giáo dục môi trường ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông chúng tôi đã đề xuất 8 biện pháp cụ thể cho công tác GDMT gồm:

Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của công tác giáo dục môi trường và quản lí công tác GDMT.

Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục môi trường.

Chỉ đạo thiết kế nội dung, chương trình giáo dục môi trường theo hướng lồng ghép, tích hợp trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Kế hoạch hóa các hoạt động giáo dục môi trường. Đổi mới phương pháp giáo dục môi trường.

Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục môi trường cho học sinh.

Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục môi trường.

Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phục vụ cho công tác giáo dục môi trường.

Những biện pháp nêu trên, mặc dù chưa hoàn toàn đầy đủ nhưng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong công tác quản lí và giáo dục bảo vệ môi trường trong các trường THCS; nếu được tiến hành một cách đồng bộ có thể sẽ góp phần quyết định trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác giáo dục môi trường cho học sinh trong các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

101

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Qua kết quả nghiên cứu của luận văn, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1.1. Về lí luận

Nghiên cứu của luận văn đã làm sáng tỏ cơ sở lí luận về một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: quản lí; quản lí giáo dục, giáo dục môi trường. Bên cạnh đó xác định mục đích, nội dung, các phương pháp, hình thức giáo dục môi trường cho học sinh ở trường THCS

Luận văn cũng đã làm rõ lí luận về quản lí công tác giáo dục môi trường cho học sinh THCS bao gồm: quản lí mục tiêu, kế hoạch, nội dung, phương pháp, hình thức, các điều kiện phục vụ cho hoạt động giáo dục môi trường cũng như kết quả của công tác GDMT cho học sinh các trường THCS thị xã Gia Nghĩa.

Đây là cơ sở của lí luận cho việc tìm hiểu thực trạng và xây dựng một số biện pháp nhằm tăng cường quản lí công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

1.2. Về thực tiễn

Trên cơ sở phân tích, đánh giá với những số liệu đã thu thập và xử lí, luận văn đã nêu được thực trạng công tác giáo dục môi trường cho học sinh cũng như thực trạng quản lí công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.

Hầu hết cán bộ quản lí và giáo viên nhận thức đúng đắn về sự cần thiết của việc giáo dục môi trường cho học sinh. Lãnh đạo các trường cũng như lãnh đạo phòng GD&ĐT thị xã Gia Nghĩa đã đưa ra nhiều văn bản hướng dẫn, chỉ đạo và triển khai nhiều hình thức giáo dục môi trường cho học sinh, đem lại hiệu quả một cách đáng kể. Tuy vậy, các hình thức triển khai giáo dục

102

môi trường cho học sinh nhìn chung chưa có những hình thức đột biến nên chưa thu hút sự tham gia nhiệt tình của đa số học sinh.

Kết quả khảo sát cũng cho thấy thực trạng về công tác giáo dục môi trường cho học sinh THCS với hình thức GDMT còn nghèo nàn, thiếu tài liệu, thiếu cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giáo dục môi trường, đội ngũ cán bộ Đoàn, Đội và giáo viên chưa được quan tâm bồi dưỡng thường xuyên về nội dung giáo dục môi trường, bên cạnh đó ý thức học tập của một số học sinh còn chưa đúng đắn là những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến công tác giáo dục môi trường cho học sinh. Vì vậy, việc đề xuất các biện pháp quản lí nhằm giải quyết những hạn chế trên là việc làm có ý nghĩa thiết thực về cả lí luận và thực tiễn.

Trên cơ sở đó luận văn đã xác lập các biện pháp tăng cường quản lí công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường THCS thị xã Gia NGhĩa, tỉnh Đắk Nông như sau:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thưc của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục môi trường và quản lí hoạt động giáo dục môi trường.

Biện pháp 2: Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục môi trường.

Biện pháp 3: Chỉ đạo thiết kế nội dung, chương trình giáo dục môi trường theo hướng lồng ghép, tích hợp trong các môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp.

Biện pháp 4: Kế hoạch hóa các hoạt động giáo dục môi trường. Biện pháp 5: Đổi mới phương pháp giáo dục môi trường.

Biện pháp 6: Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục môi trường cho học sinh.

Biện pháp 7: Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong công tác giáo dục môi trường.

103

Biện pháp 8: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phục vụ cho công tác giáo dục môi trường.

Các biện trên đã được khảo nghiệm từ 150 cán bộ quản lí và giáo viên ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa và đều được cán bộ quản lí, giáo viên đánh giá là rất cấp thiết và rất khả thi. Từ kết quả khảo nghiệm, có thể nhận định các biện pháp đề xuất có thể áp dụng được trong thực tiễn để nâng cao hiệu quả quản lí công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông trong giai đoạn hiện nay.

Từ kết quả nghiên cứu cho thấy luận văn đã hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu và giả thuyết khoa học đã được chứng minh.

2. Khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 108 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)