Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 101 - 105)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các biện pháp quản lí cơng tác giáo dục môi trường cho học sinh

3.3.7. Tăng cường sự phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong

trường trong công tác giáo dục môi trường

3.3.7.1. Mục tiêu của biện pháp:

Hoạt động phối hợp các lực lượng giáo dục giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội được xem là quá trình hiệu trưởng vận động mọi thành viên trong cộng đồng tham gia vào việc xây dựng và phát triển nhà trường, từ việc hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động dạy và học, tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường. Huy động được sự tham gia, phối hợp của các lực lượng trong và ngồi nhà trường trong cơng tác GDMT là một trong những yếu tố quan trọng để hoạt động đạt kết quả cao. Trong quá trình xây dựng kế hoạch năm học cho nhà trường nói chung và kế hoạch hoạt động GDMT nói riêng. Hiệu trưởng cần chú ý đến vai trị của nguồn lực con người bên trong và cả bên ngồi nhà trường. Có được sự phối hợp đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục trong nhà trường như Cơng đồn, Đồn Thanh niên, Ban đại diện cha mẹ học sinh với các lực lượng bên ngồi nhà trường chính là điều kiện để phát huy tối đa vai trò, khả năng của các tổ chức bằng nhiều hình thức nhằm nâng cao hiệu quả của công tác GDMT.

3.3.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện:

* Đối với tổ chức Cơng đồn:

91

của nhà trường. Vì vậy trong hoạt động GDMT cho học sinh, Hiệu trưởng cần phối hợp với Cơng đồn xây dựng nhiều chương trình hoạt động:

Đẩy mạnh cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học và sáng tạo” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Trong nhà trường, mỗi hành vi, thái độ của các thầy cô giáo, thái độ của giáo viên đối với vệ sinh lớp học, tới vệ sinh cá nhân, tác phong của học sinh, bàn ghế, khơng khí lớp học… cũng là một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến sự hình thành thái độ, hành vi và thói quen của học sinh trong việc bảo vệ mơi trường.

Tích cực xây dựng “Văn hóa trường học” nhằm tạo nên một mơi trường giáo dục xanh- sạch- đẹp, xây dựng lối sống văn minh, đoàn kết. Xây dựng các tiêu chí cụ thể để cho học sinh và giáo viên đăng kí thi đua và thực hiện theo những tiêu chí đó.

Hiệu trưởng tạo điều kiện về cơ sở vật chất, hỗ trợ về kinh phí hoạt động, xây dựng cơ chế khen thưởng- kỷ luật để kịp thời động viên khuyến khích các cá nhân, tập thể hoạt động tốt, kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm để phát huy tính tích cực của các tổ chức Cơng đồn trong cơng tác GDMT.

* Đối với tổ chức Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh:

Là một tổ chức chính trị có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, rèn luyện thanh niên, thiếu niên trong hoạt động thực tiễn, đào tạo lớp người có đủ phẩm chất và năng lực làm chủ đất nước trong tương lai. Đồn thanh niên, Đội thiếu niên có vai trị hết sức quan trọng trong công tác giáo dục tư tưởng, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và các hoạt động giáo dục khác, trong đó đặc biệt là cơng tác GDMT cho học sinh. Vì thế, Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên tổ chức thực hiện tốt các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động giáo dục NGLL có lồng ghép vào đó các nội dung GDMT.

92

Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên cần nghiên cứu tổ chức và hưởng ứng các hoạt động về bảo vệ mơi trường một cách thiết thực và có hiệu quả, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường ngay trong trường học; định hướng về mặt nhận thức, chỉ đạo về mặt hành động để đoàn viên, đội viên có hành vi đúng đắn đối với mơi trường mọi lúc, mọi nơi.

Để có thể tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp về nội dung GDMT thực sự có hiệu quả, tổ chức Đồn thanh niên, Đội thiếu niên cũng cần lên kế hoạch cụ thể, có biện pháp rõ ràng, hình thức phong phú, tránh trùng lặp. Cũng cần tranh thủ sự phối hợp, hỗ trợ của các lực lượng giáo dục khác như: giáo viên các bộ mơn có lồng ghép, tích hợp GDMT, giáo viên chủ nhiệm, Ban đại diện cha mẹ học sinh… kể cả tổ chức ngoài trường học, các cơ quan, ban, ngành có liên quan để triển khai tốt nội dung GDMT, cập nhật được những thông tin mới nhất, thiết thực nhất.

* Đối với cha mẹ học sinh:

Sự phối hợp của cha mẹ học sinh trong tất cả các hoạt động giáo dục đều đóng vai trị rất quan trọng. Đây cũng là nhân tố có tác động trực tiếp đến việc giáo dục nhận thức, thái độ và rèn luyện hành vi thói quen cho học sinh khi ở nhà. Quá trình giáo dục học sinh nên được tiếp nối một cách có hệ thống từ q trình giáo dục ở trên lớp với quá trình giáo dục lúc ở nhà, có như vậy, hiệu quả của việc giáo dục sẽ được nâng cao. Do đó, giữa nhà trường và cha mẹ học sinh phải có sự phối hợp chặt chẽ.

Cùng với Ban giám hiệu và Hội đồng sư phạm nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh cũng cần nắm được nhiệm vụ và phương hướng hoạt động trong năm học. Trong đó nhấn mạnh nội dung GDMT cũng là một nội dung giáo dục cần được chú trọng thường xuyên nhằm rèn luyện hành vi và thói quen bảo vệ mơi trường ngay cả lúc ở gia đình.

Hiệu trưởng cũng cần tăng cường cơng tác xã hội hóa giáo dục, vận động sự hỗ trợ của cha mẹ học sinh trong việc cải tạo, xây dựng cơ sở vật chất

93

cho nhà trường, cải thiện cảnh quan sư phạm, tạo môi trường giáo dục lành mạnh, đảm bảo việc dạy học với điều kiện tốt nhất cho học sinh.

* Đối với các lực lượng xã hội khác:

Trên thực tế, ở các trường THCS hiện nay, ngoài việc phối hợp với cha mẹ học sinh thì cịn có những hoạt động giáo dục có sự phối hợp của các lực lượng xã hội khác như các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, các cơ quan đơn vị trên điạ bàn nhà trường và chính quyền ở khu dân cư nơi học sinh sinh sống. Tuy vậy, những hoạt động phối hợp với các lực lượng này hiện nay chưa thực sự có hiệu quả vì nhiều ngun nhân như: nhận thức của các lực lượng về vai trị và trách nhiệm của họ trong cơng tác kết hợp với nhà trường phổ thông trong hoạt động giáo dục cho học sinh nói chung và hoạt động GDMT nói riêng, dẫn đến các hoạt động phối hợp chỉ mang tính “mùa vụ” hướng vào các sự kiện, các ngày lễ lớn; hoặc ngay cả các nhà trường THCS cũng chưa có kế hoạch phối hợp cụ thể để khai thác triệt để tiềm năng giáo dục của các lực lượng xã hội này.

Do đó, Hiệu trưởng cần thành lập Ban chỉ đạo công tác GDMT của nhà trường, trong đó cần đảm bảo đầy đủ các bộ phận chức năng trong và ngoài nhà trường: Ban giám hiệu, Chủ tịch Cơng đồn, Bí thư đồn Thanh niên, Tổng phụ trách đội, tổ trưởng chuyên môn, Ban đại diện Cha mẹ học sinh… thơng qua đó tạo mối quan hệ hợp tác chặt chẽ với nhau, quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của từng bộ phận để thực hiện tốt mục tiêu GDMT cho học sinh.

Cần xây dựng kế hoạch cụ thể, lựa chọn hình thức phối hợp giữa các lực lượng xã hội này dựa trên nhiệm vụ năm học, nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác GDMT, dựa vào đó để xác định cần phối hợp với đối tượng nào để thực hiện nội dung GDMT cho học sinh, thời gian, địa điểm và các hình thức tổ chức phối hợp. Hoạt động này không những nâng cao hiệu quả giảng dạy mà còn giúp học sinh xâm nhập vào thực tế cuộc sống bên

94

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 101 - 105)