Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 71 - 73)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường

2.4.4. Thực trạng quản lý công tác phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà

ngồi nhà trường tham gia giáo dục mơi trường

Qua kết quả khảo sát tại bảng 2.12 cho thấy, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường đã tham gia vào công tác GDMT cho học sinh ở các trường THCS. Trong đó, đặc biệt là sự phối hợp 100% của các lực lượng giáo dục tham gia trực tiếp trong công tác GDMT cho học sinh là tổ chức Đoàn

61

động giáo dục này cũng nhận được sự hỗ trợ của tổ chức cơng đồn, của Ban đại diện cha mẹ học sinh, hay các cơ quan-ban-ngành bên ngồi nhà trường, tuy nhiên vai trị của các lực lượng này còn mờ nhạt.

Bảng 2.12. Mức độ phối hợp của các LLGD trong công tác GDMT (Đơn vị %)

STT Nội dung quản lý

Rất thường xun Thường xun Ít thường xun Khơng thực hiện GV HS GV HS GV HS GV HS 1 Cơng đồn 0 0 18,7 42 81,3 58 0 0 2 Đoàn TNCS Hồ Chí Minh 100 100 0 0 0 0 0 0

3 Ban đại diện

CMHS 0 6 31,3 54 68,7 40 0 0 4 Giáo viên bộ môn 100 100 0 0 0 0 0 0 5 GVCN 100 100 0 0 0 0 0 0 6 Các cơ quan - Ban - Ngành 0 0 6,7 30 90 59 3,3 11

7 Chính quyền khu dân cư 0 0 7,3 35,3 64,7 50,7 28 14 Có thể thấy, trong nhà trường, các lực lượng tham gia thường xuyên nhất trong công tác GDMT cho học sinh chủ yếu là các GVBM có tích hợp nội dung GDMT, Đoàn thanh niên là lực lượng nòng cốt trong việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa nhằm triển khai các hoạt động đến với học sinh, giúp học sinh tham gia vào thực tế, bảo vệ môi trường sống ngay từ trong trường, lớp. Bên cạnh đó, các giáo viên chủ nhiệm cũng là lực lượng chính tham gia trong cơng tác GDMT cho học sinh, hỗ trợ cho các phong trào của Đoàn Thanh niên, lồng ghép các nội dung giáo dục vào các tiết sinh hoạt lớp, đánh giá ý thức, hành vi và thái độ của học sinh qua công tác GDMT. Tuy nhiên, giữa các lực lượng này, sự phối hợp còn chưa đồng bộ và thiếu chặt chẽ, chủ yếu là sự phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm và Đoàn thanh niên, giữa các giáo viên với nhau, giữa BGH với Đoàn thanh niên và với giáo viên

62

chủ nhiệm. Còn lại kết hợp với cha mẹ học sinh hay với tổ chức Cơng đồn thì chưa được rõ nét.

Với các lực lượng bên ngồi nhà trường, Hiệu trưởng đã có nhiều biện pháp để tạo mối liên hệ nhằm phát huy vai trò của các cơ quan, các tổ chức xã hội trong cơng tác GDMT cho học sinh. Với nhiều hình thức khác nhau, cùng với chính quyền địa phương và Đồn Thanh niên tổ chức cho học sinh cùng tham gia quét dọn vệ sinh khu vực bên ngoài nhà trường, tuyên truyền bảo vệ môi trường, mời đại diện cơ quan các ban ngành và chính quyền địa phương tham gia các hoạt động ngoại khóa có nội dung GDMT của nhà trường… nhưng việc kết hợp giữa nhà trường với các lực lượng bên ngoài là chưa tốt, chưa thường xuyên. Qua khảo sát cho thấy có 68,7 % ý kiến cho rằng CMHS ít quan tâm phối hợp với nhà trường trong công tác GDMT; 90% các cơ quan ban, ngành chưa thực sự phối hợp với BGH nhà trường trong công tác GDMT cho học sinh; 64,7% chính quyền khu dân cư chưa thực sự quan tâm phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục mơi trường cho học sinh. Do đó cơng tác quản lí sự phối hợp giữa các lực lượng bên trong và bên ngoài nhà trường cho công tác GDMT cịn chưa thực sự có hiệu quả, Hiệu trưởng chỉ có thể đánh giá được sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục bên trong nhà trường, thuộc cấp quản lí của mình, chứ chưa đánh giá được hiệu quả sự phối hợp của các lực lượng bên ngoài với nhà trường nhằm giáo dục ý thức và trách nhiệm bảo vệ môi trường cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)