Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các biện pháp quản lí cơng tác giáo dục môi trường cho học sinh

3.3.2. Cụ thể hóa mục tiêu giáo dục môi trường

3.3.2.1. Mục tiêu của biện pháp:

Việc xác định rõ mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu GDMT nói riêng là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết đối với cán bộ quản lí vì mục tiêu sẽ định hướng cho chiến lược phát triển lâu dài của nhà trường, ảnh hưởng tới việc xây dựng nội dung, chương trình, chi phối tồn bộ cơng tác quản lí, điều hành các hoạt động GDMT của nhà trường. Vì vậy, mỗi cán bộ quản lí cần nhận thức được mục tiêu GDMT không phải là một khẩu hiệu chung chung mà phải là một cái đích cụ thể, cái đích ấy phải rõ ràng, phải hình dung được, có thể kiểm nghiệm và đánh giá được.

Trong Luật Giáo dục có quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Với mục tiêu đó, trong những năm qua giáo dục Việt Nam đã đào tạo và cung cấp cho xã hội nguồn nhân lực, về cơ bản đã đáp ứng được các yêu cầu sử dụng của các ngành nghề. Nhưng vì chỉ mới chú trọng đến mục tiêu phục vụ cho việc phát triển kinh tế- xã hội nên định hướng xây dựng nội dung chương trình giáo dục cịn nặng về lí thuyết khoa học, ít chú trọng đến việc phát triển năng lực của mỗi cá nhân cũng như hình thành một số kĩ năng sống thiết yếu cho học sinh. Do đó, ở mỗi nhà trường cần xây dựng những mục tiêu cụ thể để có thể hình thành và phát triển nhân cách một cách toàn diện cho học sinh.

3.3.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện:

77

chung cho toàn trường, đây là căn cứ để xây dựng nội dung chương trình giáo dục kế hoạch hoạt động xuyên suốt cho cả một năm học. Các mục tiêu được xây dựng phải đảm bảo nguyên tắc SMART: Phải rõ ràng, có thể đo lường, kiểm nghiệm được, phải vừa sức, phù hợp với năng lực của cán bộ, giáo viên nhà trường, phải thực tế, có tính khả thi, có thời hạn hồn thành nhiệm vụ.

Trong các mục tiêu chung, Hiệu trưởng phải xác định được vai trò của các đối tượng quản lí cấp dưới có tham gia trực tiếp vào việc thực hiện mục tiêu. Trong các cuộc họp hội đồng giáo dục nhà trường, cần phổ biến, quán triệt cho cán bộ, giáo viên và nhân viên về ý nghĩa của mục tiêu chung của công tác GDMT, cùng thảo luận, bàn bạc về những mục tiêu có thể thực hiện được; trực tiếp giải thích các nội dung, các bước để thực hiện mục tiêu, trách nhiệm của mỗi thành viên tham gia, cũng như đưa ra các chính sách, các nguồn lực và điều kiện để hỗ trợ cho việc thực hiện mục tiêu, giúp cho cán bộ giáo viên thấy được nghĩa vụ và quyền lợi của mình khi tham gia vào cơng tác GDMT cho học sinh.

Cần chỉ đạo cho các tổ chuyên môn, các giáo viên giảng dạy các mơn học có lồng ghép, tích hợp về nội dung GDMT cho học sinh, xây dựng mục tiêu riêng của từng mơn học với nhiều tiêu chí cụ thể về kiến thưc, kĩ năng, thái độ cần hình thành cho học sinh sau mỗi bài học.

Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng xây dựng các mục tiêu và các nguyên tắc yêu cầu giáo viên bộ môn phải thực hiện việc tích hợp và lồng ghép nội dung GDMT cho học sinh.

Hiệu trưởng định kì phải tiến hành kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu của cấp dưới nhằm điều chỉnh hoặc có biện pháp hỗ trợ kịp thời. Căn cứ vào mục tiêu đã cam kết và kết quả thực tế đạt được, cán bộ quản lí sẽ có thể đánh giá công việc và mức độ hoàn thành mục tiêu của cấp dưới một cách khách quan, minh bạch.

78

3.3.3. Chỉ đạo thiết kế nội dung, chương trình giáo dục mơi trường theo hướng lồng ghép, tích hợp trong các mơn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp

3.3.3.1. Mục tiêu của biện pháp:

Việc nắm vững nội dung chương trình là điều kiện quan trọng để quản lí việc thực hiện chương trình giáo dục trong nhà trường. Đối với GDMT vừa là một nội dung được lồng ghép, tích hợp trong nhiều mơn học khác nhau vừa được tổ chức dưới dạng các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp của các tổ chuyên môn.

Thông qua lồng ghép, tích hợp GDMT trong các môn học, học sinh sẽ được cung cấp các kiến thức khoa học, những hiểu biết về môi trường, bước đầu hình thành các kĩ năng cơ bản để sống và làm việc trong mơi trường, vì sự phát triển bền vững. Trong khi đó, hoạt động ngồi giờ lên lớp cũng là một bộ phận của quá trình giáo dục trong các trường THCS, được tổ chức thành một hoạt động riêng, ngồi thời gian học các mơn học trên lớp. Đây chính là hoạt động tiếp nối, bổ sung và hỗ trợ cho hoạt động dạy học trên lớp, là cách thức gắn lí thuyết với thực tiễn, “Học đi đơi với hành”, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, thái độ và niềm tin ở học sinh. Để có thể cung cấp những thơng tin về kiến thức, các kĩ năng cần thiết cho học sinh về bảo vệ môi trường thì trong các mơn học có lồng ghép, tích hợp hoặc trong các chương trình giáo dục ngồi giờ lên lớp cần xác định rõ nội dung cụ thể, tránh lan man, không thể hiện rõ đặc trưng của môn học.

3.3.3.1. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng cần nắm được những định hướng chính trong khi xây dựng nội dung chương trình GDMT phù hợp với thực tiễn hoạt động của nhà trường.

Việc nắm vững chương trình dạy học là điều kiện đầu tiên để nhà quản lí thực hiện tốt các chức năng của mình. Hiệu trưởng cần nắm vững cấu trúc,

79

chương trình các mơn học có nội dung GDMT của cả cấp học, chỉ đạo các tổ chun mơn xác định các mơn học có lồng ghép nội dung GDMT, xây dựng nội dung GDMT cụ thể sẽ lồng ghép, tích hợp vào trong các môn học; căn cứ vào thời lượng, cấu trúc của chương trình, lựa chọn các kiến thức phù hợp với nội dung bài dạy, có tính tập trung, ưu tiên trong những chương, mục nhất định, những mơn học có nhiều thời lượng dành cho thực hành để có thể vừa cung cấp kiến thức khoa học, vừa xây dựng kĩ năng hoạt động bảo vệ môi trường cho học sinh.

Hiệu trưởng cần quản lí nội dung GDMT lồng ghép trong các môn học để tránh sự chồng chéo và lặp lại kiến thức ở các bộ môn, giúp học sinh hứng thú với môn học và phần nội dung được lồng ghép. Nếu thời lượng dành cho các môn học quá hạn chế, cần chỉ đạo cho giáo viên và tổ chuyên môn thiết kế các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp với nhiều hình thức hoạt động nhóm, các dạng bài tập theo chuyên đề để có thể chuyển tải nhiều hơn các nội dung liên quan đến GDMT cho học sinh.

Bên cạnh việc quản lí các nội dung GDMT lồng ghép, tích hợp trong các mơn học, Hiệu trưởng cũng cần coi trọng nội dung chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp. Việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung, chương trình hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp là yếu tố cơ bản để thực hiện mục tiêu GDMT đã đề ra. Vì vậy, Hiệu trưởng cùng với ban chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp dự kiến nội dung, chương trình hoạt động cho cả năm học và cần chú ý đến cả những thời điểm đột xuất, các lễ kỷ niệm quan trọng để dự kiến trước những vấn đề nảy sinh và đề xuất biện pháp thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

Trong các cuộc họp hội đồng sư phạm nhà trường hàng tháng, Hiệu trưởng hướng dẫn thảo luận, giải đáp các vấn đề khó khăn mà giáo viên mắc phải trong quá trình giảng dạy, giúp đỡ giáo viên bổ sung đồ dùng dạy học, tài

80

liệu sách vở để thực hiện đúng và đủ nội dung chương trình GDMT đã được thống nhất. Hiệu trưởng cần thường xuyên theo dõi và kiểm tra tiến độ thực hiện, cũng như mức độ thực hiện các nội dung, chương trình đã đề ra.

Cùng với việc xác định nội dung GDMT cho học sinh, Hiệu trưởng cũng cần quản lí nội dung về GDMT để bồi dưỡng cho giáo viên trong năm học. Quy định các tài liệu chuẩn kiến thức, kĩ năng làm cơ sở cho việc xây dựng nội dung chương trình bồi dưỡng, đồng thời khuyến khích giáo viên tự tìm hiểu, trau dồi kiến thức cũng như tìm tịi những phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với cơng tác GDMT cho học sinh.

3.3.4. Kế hoạch hóa các hoạt động giáo dục mơi trường

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp:

Lập kế hoạch là chức năng căn bản nhất trong các chức năng quản lí, vì quản lí sẽ khơng có hiệu quả, mục tiêu sẽ không được hoàn thành nếu nhà quản lí khơng làm cho mọi người hiểu được nhiệm vụ của họ và phương pháp đạt được mục tiêu đó. Đây là việc làm quan trọng nhất của quá trình quản lí, trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào khả năng sẵn có để xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp phù hợp với thực tiễn.

Việc lập kế hoạch sẽ giúp cho các nhà quản lí có cái nhìn tổng thể, tồn diện về lĩnh vực quản lí nhằm chuẩn bị và đảm bảo các nguồn năng lực cho quá trình tổ chức thực hiện, ngồi ra cịn giúp cho nhà quản lí kịp thời kiểm soát, kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện của cấp dưới. Nhà quản lí khơng thể kiểm tra, giám sát cấp dưới nếu khơng có mục tiêu xác định để đo lường. Bên cạnh đó, cơng tác GDMT cho học sinh là một hoạt động phức tạp, vừa được lồng ghép trong nhiều môn học, vừa được đưa vào trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Do đó nếu khơng có kế hoạch cụ thể thì sẽ dẫn đến những hoạt động tự phát, tùy tiện, chồng chéo và không mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn.

81

3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện:

Thực tế cho thấy, việc xây dựng kế hoạch GDMT vẫn chưa được cán bộ quản lí chú trọng đúng mức, đa số đều là những kế hoạch ngắn hạn hoặc chỉ là những kế hoạch đột xuất được xây dựng cho các hoạt động giáo dục tổ chức vào một số ngày lễ lớn trong năm học nên còn chưa đồng bộ, thiếu kịp thời. Vì vậy, Hiệu trưởng cần phải dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản của Bộ GD& ĐT và của phịng GD& ĐT về cơng tác GDMT cho học sinh…chỉ đạo cho các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch chi tiết cho các mơn học có lồng ghép, tích hợp GDMT hoặc các hoạt động ngoài giờ lên lớp về GDMT theo quy định của Bộ GD& ĐT.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn dự kiến số lượng giáo viên cần thiết trong năm dựa trên số lượng học sinh nhập học, chủ động lên kế hoạch sớm, phối hợp giữa các tổ bộ mơn có lồng ghép, tích hợp GDMT xây dựng kế hoạch chung cho hoạt động GDMT. Chú ý kế hoạch phải được xây dựng phù hợp với chủ đề về mơi trường tồn cầu của từng tháng như ngày Môi trường thế giới (5/6), Giờ Trái Đất (31/3), Ngày Trái Đất (22/4), Ngày quốc tế giảm nhẹ thiên tai (13/10)… các hoạt động lao động hướng nghệp như giữ gìn vệ sinh trường lớp, dọn vệ sinh môi trường xung quanh nhà trường…Trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường, Hiệu trưởng phổ biến kế hoạch GDMT cho toàn thể giáo viên, nhân viên để mọi người có thể nắm bắt được kế hoạch chung, tạo sự đồng thuận trong hội đồng sư phạm; đồng thời vận động mọi người thực hiện tốt kế hoạch năm học để đảm bảo mục tiêu GDMT đã đề ra.

Hiệu trưởng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để chủ động điều chỉnh những vấn đề nảy sinh, giải quyết những khó khăn, tồn tại, tiếp thu kịp thời những đề xuất, kiến nghị của giáo viên và các tổ chức đồn

82

thể trong q trình thực hiện hoạt động GDMT.

Hiệu trưởng có thể chỉ đạo các tổ chuyên môn tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy các mơn có lồng ghép, tích hợp GDMT hoặc trực tiếp tổng kết đánh giá các hoạt động giáo dục NGLL về nội dung GDMT đã đề ra nhằm rút kinh nghiệm những hạn chế, phát huy những tích cực để tiếp tục xây dựng kế hoạch cho các năm học sau này. Bên cạnh đó, cũng kịp thời khen thưởng các cá nhân, các tổ chức đã thực hiện tốt kế hoạch GDMT cho học sinh.

3.3.5. Đổi mới phương pháp giáo dục môi trường

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp:

GDMT không chỉ hình thành cho người học những kiến thức khoa học về môi trường, về mối quan hệ giữa tự nhiên, con người và xã hội mà hình thành những kĩ năng sống và làm việc trong mơi trường giúp cho học sinh có thể điều chỉnh được những hành vi, thái độ, tình cảm của mình khi tác động đến môi trường.

3.3.5.1. Nội dung và cách thức thực hiện

Đối với việc quản lí hoạt động dạy học các mơn học có lồng ghép, tích hợp các nội dung GDMT, Hiệu trưởng cũng cần thực hiện quy trình quản lí giống như các mơn học khác.

Để đảm bảo chất lượng của hoạt động dạy học các mơn có lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT cho học sinh, Hiệu trưởng cần quản lí tốt việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp của giáo viên. Đây được coi là công việc chính của giáo viên, nhưng đặc thù của ngành nên việc soạn bài được thực hiện ở nhà, vì vậy, Hiệu trưởng sẽ rất khó để quản lí được khâu chuẩn bị này. Tuy vậy, đây lại là yếu tố quyết định sự thành công của mỗi tiết dạy, nên Hiệu trưởng quán triệt tới tất cả giáo viên, phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy chế việc chuẩn bị cho tiết dạy của mình.

83

Hiệu trưởng cần chỉ đạo cho các tổ chuyên môn thảo luận, thống nhất hình thức và phương pháp trình bày giáo án ngay từ đầu năm học, thấy được các hoạt động lên lớp của cả giáo viên và học sinh, nội dung bài học phải rõ ràng, xác định được nội dung GDMT lồng ghép, tích hợp trong tiết học, có kế hoạch sử dụng đồ dùng dạy học phù hợp cho nội dung của bài…

Đối với các giờ dạy trên lớp, cần xầy dựng tiêu chuẩn để đánh giá giờ dạy một cách cụ thể, rõ ràng dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại giờ dạy ở bậc trung học mà Bộ GD&ĐT đã quy định, nhưng cũng phải phù hợp với thực trạng năng lực của giáo viên.

Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch dự giờ, đánh giá tiết dạy có lồng ghép, tích hợp GDMT của giáo viên dưới nhiều hình thức, thao giảng, thi đua giờ dạy tốt giữa các mơn có lồng ghép, tích hợp GDMT; có thể giao cho đại diện tổ bộ môn dự giờ để đánh giá tiết dạy hoặc Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng trực tiếp dự giờ để đánh giá rút kinh nghiệm tiết dạy một cách khách quan và nghiêm túc. Hiệu trưởng cần yêu cầu các tổ chuyên môn thực hiện đánh giá tiết dạy có lồng ghép, tích hợp GDMT dựa vào các tiêu chí, kế hoạch, các mục tiêu đã đề ra trước đó, từ đó chỉ ra cho giáo viên thấy những mặt mạnh và hạn chế cần khắc phục để nâng cao chất lượng của tiết dạy.

Bên cạnh việc quản lí giờ dạy trên lớp, Hiệu trưởng cũng cần chỉ đạo giáo viên cải tiến phương pháp dạy học, kết hợp sử dụng những phương pháp mới bên cạnh các phương pháp truyền thống, dễ gây tâm lí nhàm chán cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)