Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phục vụ cho công tác giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 105 - 106)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các biện pháp quản lí cơng tác giáo dục môi trường cho học sinh

3.3.8. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phục vụ cho công tác giáo dục

của chính học sinh, từ đó tác động mạnh mẽ vào ý thức, thái độ của học sinh, giúp các em điều chỉnh hành vi của chính mình và hình thành các kĩ năng cụ thể về bảo vệ môi trường trong thực tế cuộc sống.

3.3.8. Tăng cường các điều kiện hỗ trợ phục vụ cho công tác giáo dục môi trường môi trường

3.3.8.1. Mục tiêu của biện pháp:

Các điều kiện để hỗ trợ cho công tác GDMT như CSVC và TBDH là những yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của hoạt động giáo dục này.

CSVC và TBDH là điều kiện để HS có thể học và tiếp thu nội dung kiến thức một cách trực quan, sinh động, giúp các em “Học đi đối với hành” nhằm khắc sâu kiến thức, hình thành một số kỹ năng nhất định. Quản lý CSVC và TBDH là một nội dung lớn trong những nội dung quản lý ở các trường THCS cùng với việc quản lý các chế độ chính sách và nguồn kinh phí phục vụ cho cơng tác GDMT.

3.3.8.2. Nội dung và cách thức thực hiện:

Hiệu trưởng cần thường xuyên triển khai các văn bản pháp luật, các Nghị quyết, Chỉ thị, Hướng dẫn…của ngành về CSVC và TBDH để cán bộ, giáo viên và nhân viên của nhà trường có nhận thức đúng đắn về việc sử dụng CSVC và thiết bị dạy học phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và GDMT nói riêng. Trong kế hoạch năm học cần đưa ra những quy định về sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học và lấy đó để làm tiêu chí đánh giá xếp loại giáo viên cuối năm; xây dựng các biện pháp để kiểm tra đánh giá việc sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học theo từng tháng hoặc từng học kì… Đây là biện pháp vừa để bắt buộc vừa để khích lệ giáo viên tìm hiểu, sử dụng thiết bị dạy học một cách có hiệu quả vào công tác GDMT nhằm thực hiện việc đổi mới nội dung và phương pháp dạy học, tạo thói quen kết hợp giữa học với

95

Trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các tài liệu, các phương tiện thiết bị phục vụ cho GDMT còn nhiều hạnh chế, phần lớn là tận dụng từ các mơn học hoặc giáo viên tự làm với hình thức đơn giản, số lượng ít, do đó Hiệu trưởng các trường THCS cũng cần có kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học cần thiết cho mỗi năm học, nhằm đáp ứng nhu cầu dạy và học của nhà trường. Trong điều kiện hiện nay, các trường còn gặp nhiều khó khăn về vấn đề tài chính nên nguồn kinh phí dành riêng cho cơng tác GDMT là chưa có. Vì vậy, Hiệu trưởng cần huy động được sự hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, của Ban đại diện cha mẹ học sinh để tăng cường thêm cơ sở vật chất và điều kiện để phục vụ cho việc dạy và học, nhằm nâng cao chất lượng GDMT cho học sinh. Đặc biệt chú trọng tới việc sự huy động sự đóng góp về tài chính của các lực lượng kinh tế, của các tổ chức, các ban ngành đồn thể…tới cơng tác GDMT. Cùng với việc quản lí cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, Hiệu trưởng cũng cần có biện pháp để quản lí và sử dụng nguồn kinh phí một cách hợp lí, tiết kiệm, hiệu quả.

Cần tham mưu với lãnh đạo cấp trên về kế hoạch công tác GDMT của nhà trường, thường xuyên kiểm tra tình hình đầu tư, khai thác và sử dụng cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của các trường để tránh lãng phí. Hiệu trưởng cũng cần đề xuất với lãnh đạo cấp trên, để xây dựng các chế độ dành riêng cho giáo viên trực tiếp tham gia vào công tác GDMT cho học sinh, khuyến khích giáo viên đào sâu, nghiên cứu thực hiện các tiết học có lồng ghép, tích hợp GDMT vào các hoạt động giáo dục ngồi giờ lên lớp có chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 105 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)