Thực trạng các điều kiện và phương tiện GDMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 61 - 64)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Thực trạng công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường trung

2.3.5. Thực trạng các điều kiện và phương tiện GDMT

Các điều kiện và phương tiện phục vụ cho hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDMT nói riêng như: thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, các nguồn tài chính, các chính sách... là những điều kiện rất quan trọng, có tác động khơng nhỏ tới việc tổ chức cũng như chất lượng GDMT cho học sinh. Hiện tại, ở các trường THCS các điều kiện và phương tiện phục vụ riêng cho hoạt động GDMT còn chưa có hoặc chưa được đầu tư đầy đủ.

* Cở sở vật chất và thiết bị dạy học (CSVS và TBDH):

Trong số những điều kiện về CSVC và TBDH được hỏi, hầu hết được đánh giá là cần thiết và rất cần thiết, nhưng được đánh giá cao nhất là các đồ dùng dạy học trực quan như: máy chiếu (có 92,7% tổng số ý kiến của cả giáo viên và học sinh cho rằng rất cần thiết, 7,3% là cần thiết) và các loại tranh ảnh, băng hình, mơ hình... về GDMT (rất cần thiết: 84,4%, cần thiết: 15,6%).

Bảng 2.6. Mức độ cần thiết của CSVC và TBDH trong hoạt động GDMT (Đơn vị:%)

STT Nội dung thực hiện

Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

GV HS TB GV HS TB GV HS TB 1 Hội trường 23,3 100 61,7 76,7 38,3 2 Lớp học 21,3 100 60,7 78,7 39,3 3 Tranh ảnh, băng hình, mơ hình... 68,7 100 84,4 31,3 15,6 4 Máy chiếu 85,3 100 92,7 14,7 7,3 5 Đồ dùng dạy học tự làm 10,7 100 55,4 84,0 42 5,3 2,6 Riêng với các điều kiện vật chất khác phục vụ cho hoạt động GDMT có sự chênh lệch khá lớn giữa giáo viên và học sinh. 100% ý kiến của học sinh cho rằng tất cả các điều kiện về CSVD và TBDH đều rất cần thiết đối với hoạt động GDMT. Tuy nhiên, đối với các giáo viên được lấy ý kiến khảo sát thì

51

cho rằng đối với GDMT hội trường và lớp học chỉ là yếu tố cần thiết (tương ứng 76,7% và 78,7%), rất cần thiết chỉ chiếm 23,3% và 21,3% trên tổng số giáo viên. Đối với các loại đồ dùng dạy tự làm 84% ý kiến của giáo viên cho là cần thiết, 10,7% cho rằng khơng cần thiết, đặc biệt có 5,3% cho rằng khơng cần thiết phải làm đồ dùng dạy học trong hoạt động GDMT vì với khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học như hiện nay thị việc sử dụng các loại máy móc thiết bị hiện đại để trình chiếu, minh họa cho học sinh sẽ thuận lợi cho giáo viên và giúp học sinh có cái nhìn trực quan, sinh động hơn.

Mặc dù CSVC và TBDH sử dụng trong hoạt động GDMT được đánh giá là rất cần thiết, nhưng thực tế ở các trường thì CSVC và TBDH dùng riêng cho hoạt động GDMT là chưa có hoặc chưa đầy đủ. Phần lớn là được giáo viên tận dụng hoặc chỉ mới dùng các loại băng hình, tranh ảnh được cấp phát theo bộ đồ dùng dạy học của mơn học đó, mà giáo viên chưa có sự đầu tư, tìm tịi các thiết bị mới cho hoạt động GDMT. Nguyên nhân chủ yếu là do thời lượng các môn học được lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT còn hạn chế, khối lượng kiến thức khoa học lại quá nhiều và nặng nề. Do đó, rất khó khi giáo viên sử dụng thêm đồ dùng dạy học để minh họa cho nội dung kiến thức BVMT.

Qua khảo sát có thể thấy mức độ sử dụng CSVC và TBDH trong hoạt động GDMT có sự khác nhau. Trong đó được sử dụng thường xuyên nhất là các loại máy chiếu, vì thường được sử dụng nhiều trong các phòng học ở các mơn học có lồng ghép, tích hợp nội dung GDMT. Hầu hết các tiết học có nội dung GDMT đều được thực hiện ở các phòng học chiếm tới 92% tổng số phiếu điều tra, trong khi số ý kiến cho rằng hội trường được sử dụng thường xuyên cho hoạt động GDMT chỉ có 24,7% và cũng có tới 74,3% cho rằng hội trường ít được sử dụng cho hoạt động này.

52

băng hình, mơ hình hay các đồ dùng dạy học tự làm để phục vụ cho hoạt động GDMT, các loại tranh ảnh, mơ hình, băng hình có sẵn được sử dụng thường xuyên (76,7%), trong khi đó các loại đồ dùng dạy học được giáo viên và học sinh tự làm chỉ có 19,3%, cũng có đến 78,4% cho rằng ít sử dụng các loại đồ dùng dạy học này trong các giờ GDMT cho học sinh.

Bảng 2.7. Mức độ sử dụng CSVC và TBDH trong GDMT (Đơn vị:%)

STT

Nội dung thực hiện

Thường xuyên Ít thực hiện Khơng thực

hiện GV HS TB GV HS TB GV HS TB 1 + Hội trường 24,7 26,7 25,7 75,3 73,3 74,3 2 + Lớp học 100 100 100 3 + Tranh ảnh, băng hình, mơ hình... 76,7 52 64,4 23,3 48 35,7 4 + Máy chiếu 92 67,3 79,7 8 32,7 20,4 5 + Đồ dùng dạy học tự làm 21,3 17,3 19,3 78,7 78 78,4 4,7 2.4 * Các nguồn kinh phí:

Các nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động GDMT ở các trường THCS được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng, cần thiết và có tính chất quyết định đối với sự thành công cũng như hiệu quả của hoạt động giáo dục này. Các nguồn kinh phí được sử dụng trong các hoạt động giáo dục ở các trường phổ thông thường được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, như từ ngân sách Nhà nước, từ các dự án hay từ các nguồn tài trợ khác trong giáo dục...

Điểm đặc biệt của hoạt động GDMT là vừa được tích hợp lồng ghép nội dung kiến thức khoa học về môi trường trong các giờ học trên lớp của nhiều môn học: Sinh học, Địa lý, Ngữ văn, GDCD... vừa được tách thành các hoạt động ngoại khóa hoặc các phịng trào giữ gìn vệ sinh trong trường nhằm

53

rèn luyện kỹ năng, hình thành hành vi và thói quen đúng đắn của học sinh đối với mơi trường, do đó với các hoạt động ngoại khóa để có thể thu hút được học sinh và tổ chức các hoạt động một cách có hiệu quả, mỗi trường đều cần có những khoản kinh phí nhất định để tổ chức các hoạt động này. Tuy nhiên, qua điều tra khảo sát 150 cán bộ quản lý và giáo viên của các trường THCS thị xã Gia Nghĩa cho thấy, hiện tại, nguồn kinh phí phân bổ cho các hoạt động về GDMT đang còn rất hạn chế, chỉ có 17,3% ý kiến cho rằng thường xuyên được nhà trường dành riêng một khoản kinh phí từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động GDMT, 82,7% cho rằng chỉ đôi khi nhận được hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước, còn lại hoạt động GDMT chủ yếu được tổ chức thường xuyên dựa trên các nguồn tài trợ khác của Ban đại diện Hội cha mẹ học sinh, sự đóng góp của chính học sinh... chiếm 45,3% tổng số phiếu điều tra. Cũng có 54,7% đánh giá là đơi khi mới nhận được sự hỗ trợ của các nguồn tài trợ khác. Ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa vẫn chưa phổ biến hình thức học tập kết hợp với các dự án về môi trường, do đó khi thực hiện điều tra có tới 64% giáo viên cho rằng không bao giờ và 36% cho rằng ít khi nhận được nguồn kinh phí hỗ trợ cho hoạt động GDMT từ các dự án.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)