Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thị xã Gia Nghĩa,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 47 - 49)

8. Cấu trúc của luận văn

2.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của thị xã Gia Nghĩa,

Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

2.2.1. Về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội

Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Đắk Nơng, được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính phủ.

Thị xã Gia Nghĩa có tổng diện tích tự nhiên là 28.478 ha; Thị xã Gia Nghĩa có 5 phường và 3 xã và 19 dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc M’Nơng và Mạ là hai dân tộc thiểu số đông nhất, chiếm 10% dân số trên địa bàn. Ngày 12 tháng 2 năm 2015, sau 10 năm được thành lập thị xã Gia Nghĩa được công nhận là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh Đắk Nông. Dự kiến thị xã Gia Nghĩa sẽ trở thành thành phố là đô thị loại II trước năm 2020.

Mặt khác, Đắk Nông nằm trong vùng tam giác phát triển Việt Nam- Lào- Campuchia, đang được Chính phủ 3 nước quan tâm tích cực đầu tư xây dựng nhằm tạo bước đột phá về xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là phát triển giao thông đường bộ, tạo sự kết nối giữa các trung tâm, phát triển mạnh mối quan hệ kinh tế liên vùng thơng qua các chương trình hợp tác phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Với hệ thống sơng, hồ nhiều, ngồi việc cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và sản xuất, hệ thống sơng suối cịn cung cấp năng lượng lớn về thủy điện. Như thủy điện Đắk Nơng, Thủy điện Đắk R’tít đang hoạt động,

Nguồn khoáng sản phong phú. Các mỏ đá lộ thiên cung cấp vật liệu xây dựng, quặng bơ xít trữ lượng lớn đang khai thác rất hiệu quả.

Thị xã Gia Nghĩa là vùng đất đỏ bazan phù hợp cho phát triển các loại cây cơng nghiệp có giá trị kinh tế cao.

37

triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đảm bảo an ninh quốc phịng.

2.2.2. Khái qt tình hình giáo dục và đào tạo thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Tuy tình hình kinh tế - xã hội của thị xã Gia Nghĩa cịn nhiều khó khăn nhưng sự nghiệp giáo dục và đào tạo của thị xã Gia Nghĩa đã và đang có những bước phát triển cả về quy mơ, số lượng và chất lượng.

Hệ thống giáo dục ngày càng hoàn chỉnh, đã xây dựng được cơ cấu đồng bộ và liên hoàn của nền giáo dục quốc dân từ giáo dục Mầm non đến giáo dục phổ thông, tạo ra sự liên thông giữa các ngành học.

Mạng lưới trường học phát triển nhanh và rộng khắp trên địa bàn thị xã, đủ đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân trên địa bàn.

Năm học 2018 – 2019, thị xã Gia Nghĩa hiện có 39 trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở với tổng số 15.607 học sinh. Hiện tại tồn thị xã có 16/39 trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác phổ cập các bậc học được duy trì tốt từ năm 2017 đến nay: chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 2 và đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 1.

Về cơ sở vật chất , thiết bị:

Về CSVC: tổng số phòng học trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa có 484 phịng, trong đó bậc học mầm non 135 phịng (kiên cố 54 phòng, bán kiên cố 54 phòng, phòng mượn 4 phòng), bậc học Tiểu học 232 phòng (kiên cố 138 phòng, bán kiên cố 94 phòng), bậc học THCS 117 phòng (kiên cố 106 phòng, bán kiên cố 11phòng).

Về thiết bị dạy học: Về trang thiết bị dạy học, tuy đã được đầu tư nâng cấp từ chương trình đổi mới nội dung sách giáo khoa nhưng qua quá trình sử dụng nhiều năm chưa được mua sắm bổ sung thay thế nên nhiều thiết bị đã hư hỏng, hết hạn sử dụng ảnh hưởng rất lớn tới kết quả thí nghiệm. Bên cạnh đó,

38

ý thức sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học của cả giáo viên và học sinh con chưa cao, gây hư hỏng, thất thoát tương đối nhiều.

Tổng kinh phí đầu tư cơ sở vật chất phục vụ cho năm học 2019-2020 khoảng hơn 50 tỷ đồng cho cả 3 bậc học, trong đó số phịng xây dựng mới 40 phịng với tổng kinh phí 42,182 tỷ đồng; xây dựng, sửa chữa các cơng trình hạng mục phụ trợ khác: cải tạo sân trường, xây tường rào với tổng kinh phí 8,183 tỷ đồng; sửa chữa 420 bộ bàn ghế với tổng kinh phí 735 triệu đồng; sửa chữa 76 bộ máy vi tính cho các trường học.

Tuy được đầu tư về cơ sở vật chất, tài chính song vẫn chưa đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương đặc biệt là bậc học THCS đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của hoạt động giáo dục nói chung và hiệu quả của việc giáo dục môi trường cho học sinh các trường THCS trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)