Hình thức giáo dục môi trường:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 34 - 37)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3.4. Hình thức giáo dục môi trường:

Có hai hình thức triển khai giáo dục môi trường trong nhà trường Giáo dục môi trường thông qua tích hợp, lồng ghép trong các môn học: Giáo dục MT là một quá trình chứ không phải là một môn học. Thông qua GDMT học sinh được hiểu biết, tập phân tích và có cơ hội được thể hiện thái độ trước những tình huống, sự cố về môi trường; được trực tiếp thu nhận các thông tin đúng đắn để có thể tự mình đưa ra những quyết định quan trọng đối với vấn đề môi trường nơi các em sinh sống; được trang bị những kỹ năng mới, nhằm xử lý các vấn đề về môi trường hiện tại và các ứng phó với các tình huống có thể xảy ra trong tương lai.

24

tách thành một môn học độc lập, không cần phải tăng thêm thời lượng của chương trình hiện hành để tiến hành giáo dục môi trường. Điểm mấu chốt là tăng cường năng lực GDMT cho giáo viên thông qua các kỳ bồi dưỡng, tập huấn hay hội thảo chuyên môn, cùng với sự hỗ trợ của công tác quản lý chuyên môn và các tài liệu hướng dẫn giáo viên sẽ tự mình xác định được cơ hội thực hiện GDMT ngay trong chương trình bộ môn của mình một cách tự nhiên và tùy tình huống cụ thể của lớp học để xác định phương án tích hợp cho phù hợp nhất.

Nội dung GDMT thường được tích hợp trong các môn học thông qua chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ: mức độ toàn phần, mức độ bộ phận và mức độ liên hệ.

Mức độ toàn phần: nội dung chủ yếu của bài học, hay một số phần nội dung môn học có sự trùng khớp với nội dung GDMT. Đây là điều kiện tốt nhất để giáo viên giúp học sinh hiểu, cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắc về nội dung GDMT, hình thành một cách tự nhiên ý thức BVMT ở học sinh.

Mức độ bộ phận: một số nội dung của bài học hay một số phần nhất định của môn học có liên quan trực tiếp với nội dung GD BVMT.

Mức độ liên hệ: một số phần của nội dung môn học và bài học, các dạng bài tập, bài thực hành…được xem như là một dạng vật liệu dùng để khai thác các vấn đề về GD BVMT.

Áp dụng có hiệu quả các phương pháp lồng ghép, tích hợp các nội dung GDMT vào các môn học là một việc làm rất khó đối với người dạy vì nó đòi hỏi giáo viên phải biết khai thác một cách hợp lý các nội dung về BVMT, nhưng vẫn phải đảm bảo nội dung của bài học, không chiếm nhiều thời gian của chương trình. Do đó, để thực hiện tốt việc lồng ghép tích hợp GDMT vào nội dung các môn học, giáo viên cần phải lưu ý các nguyên tắc sau:

25

bài học bộ môn thành bài giảng về GD BVMT.

Khai thác các cơ hội để lồng ghép, tích hợp GDMT cần phải có trọng điểm, có chương bài nhất định, phải lồng ghép các kiến thức một cách thật hài hòa, tránh lan man, gượng ép, không phù hợp với đặc trưng bộ môn.

Phát huy tối đa tính tích cực của học sinh trong quá trình học tập, tận dụng các kinh nghiệm thực tế mà các em đã có, tạo cơ hội để học sinh có thể tiếp cận với môi trường, học trong môi trường.

Giáo dục BVMT thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp:

Các kiến thức, kỹ năng trong nội dung GDMT là rất rộng, có tính liên thông, bao gồm nhiều nội dung với nhiều phương pháp và hình thức giáo dục hết sức phong phú. Do đó, nếu chỉ tiến hành GDMT bằng cách tích hợp, lồng ghép vào nội dung các môn học trên lớp thì sẽ khó có thể thực hiện được các mục tiêu cụ thể về giáo dục tình cảm, thái độ, các kỹ năng, các hành vi, thói quen liên quan đến BVMT. Bằng việc tổ chức các hình thức giáo dục khác nhau như thuyết trình, tranh luận, các câu lạc bộ môi trường, các hoạt động tham quan theo các chủ đề, điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường địa phương, các phong trào trồng cây, xanh hóa nhà trường, tổ chức các cuộc thi viết bài tìm hiểu về môi trường, các sáng tác, các hội thi văn hóa - văn nghệ chủ đề về môi trường, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động về bảo vệ môi trường, vệ sinh trường lớp, nhà ở, các hoạt động vui chơi giải trí, các cuộc thi sáng tạo khoa học lấy chủ đề về bảo vệ môi trường, tham gia chiến dịch truyền thông bảo vệ môi trường ở tại địa phương nơi cư trú… hoạt động GDMT từ các hoạt động ngoại khóa ngoài giờ lên lớp chính là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, gắn lý thuyết với thực tiễn, gắn nhận thức với hành động. Đây chính là điều kiện để học sinh kiểm nghiệm những tri thức đã được tiếp thu qua sách báo và trong giờ học trên lớp, các em có cơ hội giao lưu với nhau, tiếp xúc với cuộc sống,

26

với tự nhiên, dần hình thành nên các mối quan hệ xã hội, giúp học sinh có thể tự đánh giá, tự điều chỉnh hành vi của mình. Do vậy, hoạt động NGLL sẽ đáp ứng rất tốt các mục tiêu cụ thể của hoạt động GDMT, giúp học sinh được rèn luyện thái độ, kỹ năng và hành vi, thói quen bảo vệ môi trường một cách thực tế và có hiệu quả nhất.

Hai hình thức giáo dục trên thống nhất với nhau và hỗ trợ cho nhau. Tuy nhiên, mỗi hình thức đều có ưu thế nhất định. Vì vậy cần sử dụng kết hợp cả hai hình thức trên, nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của trong hoạt động GDMT trong các nhà trường phổ thông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)