Kế hoạch hóa các hoạt động giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 91 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.4. Kế hoạch hóa các hoạt động giáo dục môi trường

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp:

Lập kế hoạch là chức năng căn bản nhất trong các chức năng quản lí, vì quản lí sẽ không có hiệu quả, mục tiêu sẽ không được hoàn thành nếu nhà quản lí không làm cho mọi người hiểu được nhiệm vụ của họ và phương pháp đạt được mục tiêu đó. Đây là việc làm quan trọng nhất của quá trình quản lí, trên cơ sở phân tích thực trạng, những thuận lợi, khó khăn, căn cứ vào khả năng sẵn có để xác định mục tiêu, nội dung hoạt động, các biện pháp phù hợp với thực tiễn.

Việc lập kế hoạch sẽ giúp cho các nhà quản lí có cái nhìn tổng thể, toàn diện về lĩnh vực quản lí nhằm chuẩn bị và đảm bảo các nguồn năng lực cho quá trình tổ chức thực hiện, ngoài ra còn giúp cho nhà quản lí kịp thời kiểm soát, kiểm tra, đánh giá mức độ thực hiện của cấp dưới. Nhà quản lí không thể kiểm tra, giám sát cấp dưới nếu không có mục tiêu xác định để đo lường. Bên cạnh đó, công tác GDMT cho học sinh là một hoạt động phức tạp, vừa được lồng ghép trong nhiều môn học, vừa được đưa vào trong hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Do đó nếu không có kế hoạch cụ thể thì sẽ dẫn đến những hoạt động tự phát, tùy tiện, chồng chéo và không mang lại hiệu quả giáo dục như mong muốn.

81

3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện:

Thực tế cho thấy, việc xây dựng kế hoạch GDMT vẫn chưa được cán bộ quản lí chú trọng đúng mức, đa số đều là những kế hoạch ngắn hạn hoặc chỉ là những kế hoạch đột xuất được xây dựng cho các hoạt động giáo dục tổ chức vào một số ngày lễ lớn trong năm học nên còn chưa đồng bộ, thiếu kịp thời. Vì vậy, Hiệu trưởng cần phải dựa vào các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các văn bản của Bộ GD& ĐT và của phòng GD& ĐT về công tác GDMT cho học sinh…chỉ đạo cho các tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch chi tiết cho các môn học có lồng ghép, tích hợp GDMT hoặc các hoạt động ngoài giờ lên lớp về GDMT theo quy định của Bộ GD& ĐT.

Ngay từ đầu năm học, Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ bộ môn dự kiến số lượng giáo viên cần thiết trong năm dựa trên số lượng học sinh nhập học, chủ động lên kế hoạch sớm, phối hợp giữa các tổ bộ môn có lồng ghép, tích hợp GDMT xây dựng kế hoạch chung cho hoạt động GDMT. Chú ý kế hoạch phải được xây dựng phù hợp với chủ đề về môi trường toàn cầu của từng tháng như ngày Môi trường thế giới (5/6), Giờ Trái Đất (31/3), Ngày Trái Đất (22/4), Ngày quốc tế giảm nhẹ thiên tai (13/10)… các hoạt động lao động hướng nghệp như giữ gìn vệ sinh trường lớp, dọn vệ sinh môi trường xung quanh nhà trường…Trong các cuộc họp Hội đồng sư phạm nhà trường, Hiệu trưởng phổ biến kế hoạch GDMT cho toàn thể giáo viên, nhân viên để mọi người có thể nắm bắt được kế hoạch chung, tạo sự đồng thuận trong hội đồng sư phạm; đồng thời vận động mọi người thực hiện tốt kế hoạch năm học để đảm bảo mục tiêu GDMT đã đề ra.

Hiệu trưởng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch để chủ động điều chỉnh những vấn đề nảy sinh, giải quyết những khó khăn, tồn tại, tiếp thu kịp thời những đề xuất, kiến nghị của giáo viên và các tổ chức đoàn

82

thể trong quá trình thực hiện hoạt động GDMT.

Hiệu trưởng có thể chỉ đạo các tổ chuyên môn tổng kết đánh giá việc thực hiện kế hoạch giảng dạy các môn có lồng ghép, tích hợp GDMT hoặc trực tiếp tổng kết đánh giá các hoạt động giáo dục NGLL về nội dung GDMT đã đề ra nhằm rút kinh nghiệm những hạn chế, phát huy những tích cực để tiếp tục xây dựng kế hoạch cho các năm học sau này. Bên cạnh đó, cũng kịp thời khen thưởng các cá nhân, các tổ chức đã thực hiện tốt kế hoạch GDMT cho học sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 91 - 93)