8. Cấu trúc của luận văn
1.5.4. Môi trường văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa - xã hội trong sạch, lành mạnh chính là nguồn năng lượng tinh thần vô giá, là “cái nôi” nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Vì vậy môi trường văn hóa - xã hội có vị trí vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong đó có công tác GDMT. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Quản lý nhà trường vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật, đòi hỏi người quản lý phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, đồng thời phải biết vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt những biện pháp quản lý vào trong điều kiện thực thế của nhà trường, nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Trong quản lý hoạt động giáo dục nói chung và quản lý hoạt động GDMT cho học sinh nói riêng là một trong những hoạt động rất quan trọng và hết sức phức tạp. Công tác này, đòi hỏi người CBQL vừa phải nắm vững công tác quản lý hoạt động dạy học, vừa phải nắm được công tác quản lý việc tổ
34
chức thực hiện các hoạt động NGLL để nâng cao hiệu quả thực chất của hoạt động GDMT cho HS THCS, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, đồng thời cũng góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.
Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu nền tảng lý luận về công tác GDMT nói chung và công tác GDMT cho học sinh các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông là cơ sở lý thuyết rõ ràng để tìm hiểu thực trạng quản lý công tác GDMT, từ đó thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động này, đề ra các biện pháp quản lý công tác GDMT có tính khả thi và phù hợp với thực tế của địa phương.
35
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG
HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG