Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3. Các biện pháp quản lí cơng tác giáo dục môi trường cho học sinh

3.3.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về tầm quan

tầm quan trọng của công tác giáo dục mơi trường và quản lí cơng tác giáo dục mơi trường

3.3.1.1. Mục tiêu của biện pháp:

Việc nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL và giáo viên là nhằm giúp cho cán bộ quản lý và giáo viên trong nhà trường nhìn nhận sâu sắc hơn về vai trò quan trọng và sự cấp thiết phải thực hiện công tác GDMT cho học sinh trong giai đoạn hiện nay. Qua đó nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực tham gia các hoạt động nhằm góp phần năng cao chất lượng GDMT cho học sinh nói riêng và hồn thiện nhân cách cho người học nói chung.

Cán bộ quản lí cùng với các tổ chức đoàn thể trong nhà trường như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ chí Minh, Cơng đồn và đội ngũ giáo viên phải quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các quy định và hướng dẫn của Bộ GD & ĐT, của ngành GD & ĐT về công tác GDMT cho học sinh. Bên cạnh đó, cũng cần có những định hướng, kế hoạch cho cơng tác GDMT hàng năm với nhiều hình thức được đổi mới, phong phú, đa dạng hơn, thiết thực hơn nhằm thu hút được sự quan tâm của học sinh, đem lại hiệu quả cao nhất trong công tác GDMT của nhà trường.

74

3.3.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện:

* Đối với cán bộ quản lý:

Phải cập nhật kịp thời các văn bản chỉ đạo của các cấp về công tác GDMT cho học sinh; thường xuyên phổ biến, quán triệt trong cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh một cách đầy đủ, kịp thời và phối hợp các lực lượng trong nhà trường cùng tham gia thực hiện công tác GDMT cho học sinh.

Xây dựng kế hoạch quản lí cơng tác GDMTcho học sinh theo từng năm

học đồng thời kế hoạch phải đảm bảo tính khả thi cao. Tổ chức các Hội thảo về cơng tác GDMT cho học sinh. Bố trí hợp lí về

thời gian, địa điểm, nội dung, hình thức và cách thức tiến hành sao cho phù hợp với đối tượng tham dự Hội thảo là cán bộ giáo viên, Ban đại diện cha mẹ học sinh, các ban ngành, đồn thể, chính quyền địa phương… Qua đó đề ra các biện pháp và hình thức thích hợp để giáo dục và quản lí cơng tác GDMT cho học sinh. Hàng năm tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức đầu năm, kí giao ước thi đua giữa Hiệu trưởng, Chủ tịch Cơng đồn với cán bộ giáo viên về việc thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường.

* Đối với Đoàn thanh niên và Đội thiếu niên:

Nắm bắt kịp thời các chủ trương, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước; các kế hoạch, chương trình hành động của Đồn, Đội các cấp để xây dựng thành chương trình hành động cụ thể trong năm học với nội dung và hình thức hấp dẫn, thiết thực, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường và với tâm lí lứa tuổi của đoàn viên thanh niên và Đội thiếu niên trong nhà trường. Thu hút sự tham gia tích cực của Đoàn viên thanh niên và Đội thiếu niên, góp phần nâng cao hiệu quả cơng tác GDMT cho học sinh

Thông qua các ngày kỉ niệm, các ngày chủ điểm như: ngày Trái Đất (22/4), Ngày mơi trường thế giới (5/6), ngày thành lập Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3), ngày thành lập Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí

75

Minh (15/5) tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của học sinh về tầm quan trọng của mơi trường tự nhiên, vai trị của biển, đảo đối với đời sống của mỗi người và của đất nước. Từ đó xây dựng các định hướng đúng đắn trong hành động của mỗi học sinh đối với môi trường.

* Đối với giáo viên:

Đối với giáo viên bộ môn, cần phải bám sát chuẩn kiến thức, kĩ năng để tìm các cơ hội lồng ghép, tích hợp các nội dung về GDMT trong mỗi bài giảng, giúp học sinh nắm được những kiến thức và kĩ năng cơ bản về môi trường. giáo viên cũng cần nắm được cách thức thiết kế, tổ chức và hướng dẫn học sinh thực hiện các bài tập thực hành, các hoạt động giáo dục với nhiều hình thức đa dạng, động viên khuyến khích học sinh tích cực, chủ động tìm tịi và sáng tạo ra những cách thức mới để lĩnh hội các kiến thức về mơi trường.

Trong qúa trình dạy học, cần chú ý khai thác tối đa vốn kiến thức và hiểu biết thực tế của học sinh, giúp học sinh tự tin vận dụng kiến thức, kĩ năng đã có của bản thân trong việc xử lí các tình huống về môi trường trong cuộc sống.

Đối với giáo viên chủ nhiệm, là người đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh cần phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu GDMT hiện nay với tinh thần trách nhiệm cao nhất, có tâm huyết, lịng nhiệt tình và biết vận dụng sáng tạo các phương pháp GDMT cho học sinh một cách có hiệu quả. Hiệu trưởng chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở học sinh; phổ biến các văn bản về GDMT của Bộ GD& ĐT và phòng GD& ĐT để học sinh kịp thời nắm bắt được những chủ trương, chính sách về GDMT.

* Đối với Cơng đồn nhà trường:

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chức Cơng đồn nhà trường nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của phong trào “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, gắn với cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là

76

tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và “Vì mơi trường xanh- sạch- đẹp”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)