Thực trạng quản lý các phương pháp và hình thức tổ chức GDMT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 68 - 71)

8. Cấu trúc của luận văn

2.4. Thực trạng quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trường

2.4.3. Thực trạng quản lý các phương pháp và hình thức tổ chức GDMT

Để đánh giá được thực trạng quản lý các phương pháp và hình thức tổ chức GDMT cho học sinh THCS, chúng tôi đã tiến hành lấy ý kiến của cán bộ quản lý và giáo viên về cách thức quản lý việc chuẩn bị soạn giảng ở các môn học có lồng ghép, tích hợp GDMT và giáo dục NGLL, cách Hiệu trưởng kiểm tra đánh giá việc thực hiện các hình thức giáo dục này. Kết quả cho thấy, hầu hết cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng cần thiết phải có những quy định cụ thể cho việc soạn giảng ở các mơn học có lồng ghép, tích hợp GDMT và quy định cách thức tổ chức cũng như quy trình thực hiện các hoạt động giáo dục NGLL về GDMT.

Qua bảng 2.10 cho thấy, Hiệu trưởng gần như chưa có những quy định cụ thể cho việc soạn giảng ở các mơn học có lồng ghép, tích hợp có 66,7% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng ít thực hiện Quy định công tác chuẩn bị soạn, giảng các mơn học có lồng ghép, tích hợp GDMT hay chưa đặt ra các tiêu chí cụ thể để tổ chức và thực hiện hoạt động ngoại khóa về GDMT có 94,7% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng ít thực hiện việc quy định cách thức tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục NGLL có nội dung GDMT. Hiệu trưởng khơng có những quy định riêng cho việc soạn giảng giáo án tích hợp GDMT, mà chỉ đạo cho các tổ chuyên môn và các giáo viên dựa vào chuẩn kiến thức kỹ năng để đảm bảo tính chính xác và thống nhất các nội dung GDMT theo đúng yêu cầu của bộ môn, phù hợp với bài học.

58

Bảng 2.10. Nội dung quản lý các phương pháp và hình thức GDMT cho học sinh

ST

T Nội dung quản lý

Thường

xuyên Ít thực hiện Không bao giờ SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) 1

Quy định việc chuẩn bị soạn, giảng các môn học có lồng ghép, tích hợp GDMT 20 13,3 100 66,7 30 20,0 2 Quy định cách thức tổ chức và thực hiện hoạt động giáo dục NGLL có nội dung GDMT 8 5,3 142 94,7 0 3

Hiệu trưởng dự giờ, đánh giá tiết học và buổi ngoại khóa có nội dung GDMT

0 0 150 100 0

4

Tổ chuyên môn dự giờ đánh giá tiết học và báo cáo kết quả cho hiệu trưởng

43 28,7 107 71,3 0

Trong kế hoạch hoạt động năm học, Hiệu trưởng đều dành một thời lượng đáng kể để dự giờ các tiết dạy, đánh giá hoạt động giáo dục của giáo viên. Tuy nhiên, việc dự giờ, đánh giá tiết dạy có lồng ghép, tích hợp GDMT trong các mơn học thì lại chưa được quan tâm. Có tới 100% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng ít khi dự giờ đánh giá tiết học và các buổi ngoại khóa có nội dung GDMT mà việc dự giờ đánh giá tiết học được giao lại cho tổ chuyên môn thông qua sự đánh giá của tổ trưởng, sau đó báo cáo lại kết quả thực hiện cho Hiệu trưởng. Mặc dù vậy công tác dự giờ, đánh giá tiết dạy cho GDMT của các tổ trưởng chuyên môn chưa được thực hiện thường xuyên, do nhiều tổ trưởng khơng dạy các mơn có lồng ghép, tích hợp GDMT, hơn nữa các tiêu chí để đánh giá tiết dạy có tích hợp GDMT cũng chưa rõ ràng, gây khó khăn cho nhiều cán bộ quản lý trong việc đánh giá một cách thực chất các tiết dạy.

59

trường cũng đã xây dựng nhiều hình thức hoạt động nhằm thu hút học sinh. Tuy nhiên, việc lồng ghép nội dung GDMT vào hoạt động ngoại khóa này cịn gượng ép, cứng nhắc chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn.

Mặc dù hiệu trưởng có tham gia chỉ đạo việc lên kế hoạch và tổ chức thực hiện, nhưng việc điều hành, kiểm tra, đơn đốc và động viên khích lệ chưa được kịp thời, nhiều lúc cịn bng lỏng nên việc thực hiện các nội dung GDMT trong các hoạt động giáo dục NGLL nhiều khi còn chưa được đảm bảo.

Trong công tác quản lý các phương pháp và hình thức GDMT cho học sinh, Hiệu trưởng cũng cần quản lý được hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả GDMT. Ở các trường THCS hiện nay vẫn chưa có quy định riêng để đánh giá kết quả học tập về GDMT. Hầu hết việc kiểm tra, đánh giá thường được lồng ghép một phần trong các bài kiểm tra thường xuyên và định kỳ của các mơn học có nội dung GDMT như: Sinh học, Địa lý, GDCD, Ngữ văn... với cơ cấu điểm rất ít và dạng câu hỏi khá đơn giản, chỉ cần ghi nhớ máy móc chứ khơng địi hỏi ở học sinh phải tư duy ở mức độ cao hơn, chưa tạo được động lực để học sinh có thể chủ động tìm tịi khắc sâu kiến thức.

Cơng tác quản lý việc ra đề, chấm bài kiểm tra cũng được Hiệu trưởng giao cho các phó Hiệu trưởng và các tổ trưởng chuyên môn chịu trách nhiệm, công tác quản lý điểm của Hiệu trưởng chủ yếu cũng qua các tổ chuyên môn, thông qua việc kiểm tra định kỳ hồ sơ giáo án của giáo viên trong năm học. Công tác quản lý điểm được chú trọng ở các bài kiểm tra định kỳ và thường xuyên theo đúng chương trình, ở tất cả các mơn mà chưa quan tâm đến việc phân tích, thống kê, đánh giá kết quả GDMT cho học sinh, do đó Hiệu trưởng chưa có căn cứ để điều chỉnh công tác GDMT cho phù hợp với từng khối lớp, từng đối tượng học sinh. Vì thế, Hiệu trưởng cũng khơng có căn cứ để đơn đốc, nhắc nhở các giáo viên trong hoạt động dạy học có lồng ghép, tích hợp GDMT.

60

thơng qua cái nhìn chủ quan của các giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên trực tiếp tham gia hoạt động giáo dục NGLL có nội dung GDMT. Thực tế, Hiệu trưởng cũng chưa xây dựng được các tiêu chí cụ thể để đánh giá kết quả học tập một cách khách quan, công bằng; chưa thể đánh giá được sự tiến bộ trong nhận thức và hành vi của học sinh trong quá trình tiếp nhận các kiến thức, kỹ năng về bảo vệ mơi trường có tới 84,7% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng ít thực hiện việc xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá học sinh thơng qua các hoạt động NGLL; 92,7% ý kiến cho rằng Hiệu trưởng ít thực hiện việc quản lý ra đề, chấm bài kiểm tra GDMT cho học sinh, công việc này thường được giao cho hiệu phó phụ trách chun mơn hoặc giao cho tổ trưởng chuyên môn quản lý. Cho nên, hiệu quả của công tác GDMT chưa thể đánh giá được một cách chính xác, khách quan thể hiện qua bảng 2.11.

Bảng 2.11. Mức độ thực hiện các nội dung KTĐG kết quả GDMT cho học sinh

STT Nội dung quản lý

Thường xun Ít thực hiện Khơng bao giờ SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) SL (ng) TL (%) 1 Xây dựng các tiêu chí cụ thể để đánh giá học sinh thông qua các hoạt động NGLL

23 15,3 127 84,7 0

2 Hiệu trưởng quản lý việc ra đề,

chấm bài kiểm tra 11 7,3 139 92,7 0

3 Chỉ đạo tổ chuyên môn quản lý

việc ra đề, chấm bài kiểm tra 150 100 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)