Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục môi trường cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 97 - 101)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3.6. Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục môi trường cho

trường cho học sinh.

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp:

87

trọng trong quá trình giáo dục. Thực hiện việc kiểm tra đánh giá nghiêm túc, trung thực sẽ giúp cho học sinh tự đánh giá được năng lực của mình, có ý thức cố gắng, nỗ lực trong học tập. Kết quả của hoạt động kiểm tra đánh giá sẽ giúp giáo viên và cán bộ quản lí xác định được mức độ chiếm lĩnh tri thức và kĩ năng bảo vệ môi trường của học sinh; phản ánh trung thực nhất chất lượng của hoạt động dạy học, giúp giáo viên có thể nhận ra những ưu điểm, tồn tại trong hoạt động giảng dạy và giáo dục của mình, đồng thời cũng giúp cán bộ quản lí điều chỉnh công tác quản lí, nâng cao chất lượng giáo dục.

Có thể nói, kiểm tra đánh giá là một bộ phận không thể tách rời, là động lực của dạy học, có tác dụng thúc đẩy sự đổi mới hoạt động dạy học và hoạt động quản lí giáo dục.

3.3.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện:

Hiện nay, ở các trường phổ thông, việc đánh giá học sinh mới chỉ tập trung vào việc đánh giá kết quả học tập để cho điểm, để xếp loại mà chưa chú trọng đến việc phân tích các hạn chế, yếu kém của học sinh, giáo viên cũng gặp rất nhiều khó khăn khi phải đánh giá học sinh thông qua các hoạt động giáo dục như đánh giá đạo đức, đánh giá kết quả của các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp … Đặc biệt ở khía cạnh đánh giá các hoạt động ngoại khóa, hầu hết giáo viên chỉ đánh giá dựa trên cảm nhận chủ quan chứ chưa chú trọng đến việc đánh giá năng lực của học sinh trong suốt quá trình giáo dục, vì vậy kết quả kiểm tra đánh giá cũng chưa thật sự khách quan chính xác.

Nhà trường là nơi chịu trách nhiệm chính trong công tác kiểm tra, đánh giá nhưng không phải là Ban giám hiệu mà chính là giáo viên và học sinh, nên để nâng cao hiệu quả và đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá học sinh, trong các buổi họp Hội đồng giáo dục, Hiệu trưởng cần phổ biến các hệ thống văn bản của Bộ GD&ĐT về công tác kiểm tra đánh giá. Đối với bậc THCS thì việc kiểm tra và đánh giá học sinh theo Thông tư 58, thường xuyên bồi dưỡng

88

để nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh, nâng cao trình độ lí luận và các phương pháp kiểm tra cho giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lí, để họ nhận thức được hoạt động kiểm tra đánh giá phải vì sự tiến bộ của học sinh, hoạt động đánh giá phải được diễn ra trong suốt quá trình giáo dục để thấy được năng lực của học sinh, giúp học sinh tự đánh giá năng lực của chính mình.

Phổ biến các văn bản về việc hướng dẫn soạn đề kiểm tra. Tổ chức cho giáo viên và học sinh học tập, nắm vững các quy định về kiểm tra đánh giá, xếp loại học sinh cũng như các phương pháp kiểm tra đánh giá để học sinh có thể xác định được động cơ và thái độ học tập một cách nghiêm túc. Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên ra đề, tổ chức kiểm tra đánh giá đúng quy chế. Bài kiểm tra phải có lồng ghép nội dung GDMT, tỉ lệ câu hỏi, bài tập phải phù hợp với thời lượng nội dung GDMT được lồng ghép, tích hợp trong các giờ học trên lớp.

Trong kiểm tra đánh giá học sinh GDMT ở nhà trường, giáo viên cần sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, ngoài việc sử dụng các phương pháp kiểm tra đánh giá truyền thống như: các bài thi viết, vấn đáp, trắc nghiệm…cần kết hợp với các phương pháp kiểm tra đánh giá khác như quan sát, đánh giá các bài thí nghiệm, thực hành, trình bày dự án, các hoạt động trong các chương trình ngoại khóa… để có thể đánh giá được kết quả học tập của học sinh một cách tổng quát nhất, từ những nội dung cơ bản về khoa học môi trường mà học sinh cần nắm được, đến các kĩ năng, các hành vi, thái độ và cách ứng xử trước những vấn đề về môi trường; tạo điều kiện để cho học sinh tự đánh giá và học sinh đánh giá lẫn nhau cũng sẽ giúp cho giáo viên có được những kết quả đánh giá một cách khách quan nhất.

Đối với GDMT, việc kiểm tra đánh giá thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp quan trọng hơn rất nhiều so với việc kiểm tra đánh giá

89

trên lớp. Trong các hoạt động thực tế ở các chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp, học sinh sẽ được tiếp thu các tri thức từ môi trường tự nhiên, từ đó các em sẽ thể hiện được các thái độ, hành vi cụ thể đối với môi trường, hình thành các kĩ năng xử lí các tình huống cụ thể trong thực tế cuộc sống, đây là điều kiện để cho giáo viên có thể quan sát và đưa ra các đánh giá chính xác nhất về quá trình hoạt động của học sinh. Bên cạnh đó, để đánh giá kết quả GDMT cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Ban giám hiệu và hội đồng giáo dục cần xây dựng các tiêu chí đánh giá cụ thể dựa trên các mục tiêu về GDMT đã đặt ra từ đầu năm học; đưa các nội dung về ý thức, hành vi, thái độ của học sinh đối với vấn đề bảo vệ môi trường vào trong tiêu chuẩn đánh giá xếp loại hạnh kiểm để nâng cao ý thức trách nhiệm của học sinh đối với các vấn đề về môi trường. Các tiêu chí khi kiểm tra, đánh giá cần chú trọng đến 4 yếu tố chính đó là:

Phát triển toàn diện học sinh: đòi hỏi quá trình kiểm tra, đánh giá phải thể hiện ở tất cả các mặt đức, trí, thể, mĩ, tình cảm và xã hội.

Cá biệt hóa giáo dục: nhằm chú trọng đến sự phân hóa của học sinh, đến việc phát hiện năng lực của từng cá nhân.

Dân chủ hóa giáo dục: đòi hỏi quá trình kiểm tra đánh giá đảm bảo công khai, công bằng, dựa vào các mục tiêu đã đặt ra từ đầu, tôn trọng kết quả tự đánh giá của học sinh.

Ứng dụng hóa giáo dục: nhằm hướng đến năng lực thực tiễn của học sinh, để kiểm tra không quá chú trọng đến kiến thức lí thuyết, khoa học hàn lâm mà chú trọng đến việc vận dụng các kiến thức đã học vào đời sống, những kiến thức hữu ích cho cuộc sống và học tập của các em.

Trong quá trình thực hiện, Hiệu trưởng cần thường xuyên kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các đối tượng; chỉ đạo cho phó Hiệu trưởng, các tổ trưởng chuyên môn trực tiếp kiểm tra việc thực hiện các nội dung và kết quả

90

của công tác GDMT cho học sinh.

Bên cạnh đó, cũng cần đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Đây chính là động lực thúc đẩy phong trào học tập và rèn luyện của học sinh. Nếu kiểm tra đánh giá và động viên khen thưởng kịp thời thì sẽ tạo được gứng thú cho giáo viên và học sinh thực hiện tốt chương trình, từ đó chất lượng của công tác giáo dục môi trường thông qua chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp sẽ được nâng cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 97 - 101)