Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 41 - 46)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác giáo dục môi trường

1.5.1. Đặc điểm tâm lí của học sinh trung học cơ sở

Trong tâm lý học lứa tuổi, các nhà tâm lý học đã đưa ra nhiều lý thuyết khác nhau về độ tuổi thanh niên, trong đó, học sinh THCS thuộc giai đoạn đầu của nhóm tuổi đó. Ở giai đoạn này, các em đạt được sự trưởng thành về nhiều mặt, về thể lực, về tâm lý… đặc biệt sự thay đổi về tâm lý có tác động rất lớn đến quá trình học tập và sinh hoạt của các em.

Học sinh THCS đã có sự trưởng thành hơn học sinh Tiểu học về mặt nhận thức tư duy, tình cảm và giao tiếp. Các em đang ở trong độ tuổi nhạy cảm nhất, chân trời tri thức và các mối quan hệ được mở rộng nên nhận thức của các em được nâng lên một tầm cao mới.

Các em thích khám phá cái mới, thích thể hiện khả năng của mình trước tập thể. Ở các em đã hình thành ý thức bản thân, giao tiếp bạn bè và phát triển tư duy, lí luận, óc sáng tạo, tính phê phán. Các em khơng chỉ nhận thức về cái tơi của mình trong hiện tại mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội. Các em khơng chỉ có nhu cầu đánh giá mà cịn có khả năng đánh giá một cách sâu sắc về những phẩm chất, mặt mạnh, mặt yếu của bản thân và của những người xung quanh. Vì vậy, trong các giờ học trên lớp hoặc

31

các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, nếu giáo viên tổ chức các hoạt động tự chiếm lĩnh kiến thức, các em sẽ dễ dàng đáp ứng được các yêu cầu mà giáo viên đưa ra.

Ở lứa tuổi này các em đã có động cơ và thái độ học tập rõ ràng, có khuynh hướng học tập phù hợp với mục đích lựa chọn nghề nghiệp bởi ở các em đã có mức độ trưởng thành về nhận thức, tư tưởng cũng như về tâm lý nhằm định hướng cho việc lựa chọn nghề nghiệp và có quan điểm đúng đắn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. Các em đã dần có năng lực quan sát tốt hơn, nhạy bén hơn và có khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hoá, khái quát hoá tốt hơn. Tính tích cực và độc lập nhận thức của học sinh cũng được nâng lên rõ rệt so với học sinh Tiểu học. Các em khơng thích chấp nhận một cách đơn giản những áp đặt của giáo viên. Các em thường biểu hiện sự thờ ơ, kém hứng thú và mệt mỏi khi trong suốt tiết học chỉ ngồi nghe giáo viên giảng bài và ghi chép. Các em thích tranh luận, thích bày tỏ những ý kiến riêng biệt của các nhân mình về những vấn đề lí thuyết và đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thực tiễn cuộc sống của các em. Đây là một thuận lợi cơ bản mà giáo viên cần khai thác triệt để khi tiến hành tích hợp GDMT cho học sinh trong các trường THCS.

Đối với học sinh THCS, hoạt động học tập đã trở thành trách nhiệm rõ rệt thúc đẩy nhanh chóng mọi khả năng trí tuệ ở các em. Đặc điểm nổi bật về sự phát triển trí tuệ của lứa tuổi này là: tính chủ động, tính chủ định, tính tích cực, tính tự giác được thể hiện rõ rệt ở tất cả các quá trình nhận thức. Năng lực tư duy, năng lực tưởng tượng và các khả năng khác ở học sinh THCS được hồn thiện nhanh chóng và có chất lượng cao. Ghi nhớ có chủ định giữ vai trị chủ đạo trong hoạt động trí tuệ, đồng thời vai trị của ghi nhớ lơgic trừu tượng, ghi nhớ có ý nghĩa ngày một rõ rệt.

32

khả năng tiếp nhận nguồn tri thức một cách sáng tạo, có thể phân tích, làm sáng tỏ các vấn đề một cách nhanh chóng. Do đó các em có thể thực hiện các thao tác tư duy phức tạp như: phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các thành phần tự nhiên hay mối quan hệ nhân quả giữa tự nhiên với kinh tế - xã hội…

Tuy nhiên năng lực tư duy của các em cũng chưa thật hồn thiện như người trưởng thành, có khi còn vội vàng, thiếu chuẩn xác, do vậy rất cần sự hướng dẫn của giáo viên để giúp các em nhanh chóng hồn thiện khả năng nhận thức của mình. Việc giúp các em phát triển khả năng nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên, vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh, điều này đòi hỏi phải đổi mới PPDH nói chung trong đó có sử dụng dạy học tích hợp để thực hiện được tốt nhiệm vụ đó [10].

1.5.2. Cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của nhà trường

CSVC, TBDH là một trong những điều kiện thiết yếu để tiến hành q trình GDMT và chỉ được phát huy có hiệu quả khi nó thật sự trở thành một nhân tố của q trình đó.

Quản lý các điều kiện giáo dục như cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, nguồn tài chính, các chế độ chính sách dành cho cán bộ GV, các lực lượng giáo dục… là công việc rất phức tạp, đòi hỏi nhà quản lý phải có kiến thức trên nhiều lĩnh vực, vừa phải có năng lực quản lý chuyên môn, vừa phải có những hiểu biết về lĩnh vực quản lý kinh tế.

Quản lý các điều kiện giáo dục là tác động có mục đích của người quản lý nhằm xây dựng, phát triển và sử dụng có hiệu quả các điều kiện cần thiết phục vụ cho hoạt động GDMT trong các nhà trường phổ thông.

CSVC - TBDH là điều kiện quan trọng và rất cần thiết để nhà trường có thể triển khai tốt các hoạt động, là điều kiện thiết yếu để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung cũng như chất lượng của hoạt động GDMT. Quản lý

33

CSVC - TBDH bao gồm việc khai thác, sử dụng và bảo quản các điều kiện đó. Do CSVC - TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính giáo dục vừa mang tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý cần tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý khoa học và quản lý giáo dục.

1.5.3. Tài chính

Cùng với ngân sách của Nhà nước đầu tư, cần huy động sự đóng góp của các tổ chức, của gia đình và của cộng đồng thơng qua việc ủng hộ kinh phí, hổ trợ phương tiện hay tham gia tổ chức các hoạt động GDMT. Đồng thời cũng nên tạo kinh phí từ hoạt động BVMT của các em để tổ chức GDMT.

1.5.4. Mơi trường văn hóa - xã hội

Mơi trường văn hóa - xã hội trong sạch, lành mạnh chính là nguồn năng lượng tinh thần vô giá, là “cái nơi” ni dưỡng tâm hồn, phát triển trí tuệ và hình thành nhân cách con người. Vì vậy mơi trường văn hóa - xã hội có vị trí vai trị cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia trong đó có cơng tác GDMT. Ở các quốc gia có trình độ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội khác nhau có các xu hướng gây ô nhiễm môi trường khác nhau.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Quản lý nhà trường vừa là khoa học, vừa là một nghệ thuật, đòi hỏi người quản lý phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý và quản lý giáo dục, đồng thời phải biết vận dụng một cách sáng tạo và linh hoạt những biện pháp quản lý vào trong điều kiện thực thế của nhà trường, nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Trong quản lý hoạt động giáo dục nói chung và quản lý hoạt động GDMT cho học sinh nói riêng là một trong những hoạt động rất quan trọng và hết sức phức tạp. Cơng tác này, địi hỏi người CBQL vừa phải nắm vững công tác quản lý hoạt động dạy học, vừa phải nắm được công tác quản lý việc tổ

34

chức thực hiện các hoạt động NGLL để nâng cao hiệu quả thực chất của hoạt động GDMT cho HS THCS, nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện và hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ, đồng thời cũng góp phần thực hiện mục tiêu đảm bảo sự phát triển bền vững của xã hội.

Với ý nghĩa đó, việc nghiên cứu nền tảng lý luận về cơng tác GDMT nói chung và công tác GDMT cho học sinh các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông là cơ sở lý thuyết rõ ràng để tìm hiểu thực trạng quản lý cơng tác GDMT, từ đó thấy được sự cần thiết phải đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động này, đề ra các biện pháp quản lý cơng tác GDMT có tính khả thi và phù hợp với thực tế của địa phương.

35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG

HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐẮK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục môi trường cho học sinh các trừng trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(139 trang)