- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác
2.2.3.3. Điều kiện bảo đảm về kinh tế-xã hộ
Một là, cần có sự hỗ trợ ban đầu của Chính phủ cho việc phát triển kết cấu
Việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB nhất thiết phải dựa trên những điều kiện kinh tế, vật chất nhất định. Bên cạnh đó, thực tế hoạt động của các mô hình đơn vị hành chính có tính chất đặc biệt trên thế giới đã cho thấy, sự hỗ trợ của Chính phủ trong việc phát triển kết cấu hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đặc biệt là trong giai đoạn đầu, đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong thành công của các đơn vị này. Một trong những mục đích xây dựng các ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam là nhằm “thu hút mạnh nguồn vốn đầu tư, công nghệ cao, phương thức quản lý mới tiên tiến” [12]. Khi các nhà đầu tư trong và ngoài nước xem xét để quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư, họ đặc biệt quan tâm đến điều kiện kết cấu hạ tầng đang có trên địa bàn. Vì vậy, các hạng mục công trình phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh (như nhà xưởng, đường giao thông, nhà ga, bến cảng, sân bay, trạm trung chuyển hàng hóa, hệ thống điện, nước…); cũng như các công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày (nhà ở, trung tâm thương mại, khu giải trí, trường học, bệnh viện, các công trình văn hóa…) là một trong những yếu tố thu hút các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đặc biệt quan tâm đến lực lượng lao động có trình độ tay nghề, chuyên môn cao, có ý thức kỷ luật, với mức lương thấp.
Để xây dựng được kết cấu hạ tầng đầy đủ, đồng bộ và hiện đại, cũng như đào tạo được đội ngũ nhân lực chất lượng cao cần nguồn kinh phí lớn. Chỉ có Chính phủ - với nguồn ngân sách dồi dào - mới có thể đảm bảo được những điều kiện này. Mục đích mà các nhà đầu tư hướng tới là tối đa hóa lợi nhuận, nên họ sẽ không đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng tại những ĐVHC-KTĐB. Chính vì thế, để bảo đảm việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, cần sự hỗ trợ từ Chính phủ, đặc biệt là trong giai đoạn đầu.
Hai là, tạo đồng thuận xã hội.
Trong công cuộc đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, việc phát huy đồng thuận xã hội là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần ổn định đời sống chính trị, KT-XH; từ đó, tạo động lực thực hiện thành công mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam, tạo được sự
đồng thuận của nhân dân ở các đơn vị này là một trong những điều kiện bảo đảm mang tính tiên quyết. Bởi lẽ, mọi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước nói chung và chủ trương xây dựng các ĐVHC-KTĐB nói riêng, nếu không có sự đồng thuận của các thành viên trong xã hội, sẽ không thể được thực hiện một cách hiệu quả. Chỉ khi các thành viên trong xã hội nói chung và người dân ở các đơn vị được lựa chọn xây dựng ĐVHC-KTĐB nói riêng đồng lòng, nhất trí với chủ trương này thì họ mới phát huy hết tinh thần trách nhiệm, ủng hộ Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng các ĐVHC-KTĐB.
Ba là, cần phát huy cao độ dân chủ.
Mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB không chỉ liên quan trực tiếp đến các đơn vị này, mà liên quan và ảnh hưởng sâu sắc đến các địa phương khác và cơ chế, chính sách chung của cả nước. Vì vậy, mô hình này phải được thảo luận rộng rãi, có sự đóng góp ý kiến của các ngành, các tổ chức, các địa phương, các cơ quan khoa học và người dân cả nước, kể cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Ý kiến đóng góp càng phong phú, nhiều chiều càng giúp các cơ quan nghiên cứu soạn thảo, quyết định mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB có căn cứ đầy đủ, xác đáng, tránh được các sai lầm chủ quan, phiến diện. Mặt khác, khi có các ý kiến khác nhau, trái chiều, các cơ quan xây dựng, thẩm định, quyết định phải chọn lọc lấy những ý kiến xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn, mang tính xây dựng để quyết định và tự chịu trách nhiệm, không vì ý kiến khác nhau mà trì hoãn, hoặc “dung hòa” ý kiến một cách thiếu căn cứ.