- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác
1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tà
Một là, nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của
ĐKKT ở Việt Nam đã nghiên cứu về ĐKKT và KKTTD. Nhóm công trình này cũng có giá trị tham khảo, giúp tác giả xác định được những ưu điểm, hạn chế của mô hình ĐKKT, KKTTD ở Việt Nam và từ đó nhận thức được sự cần thiết xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB để tạo ra động lực phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, ĐVHC-KTĐB không đồng nhất với các mô hình ĐKKT hay KKTTD. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận án không trùng lặp với các công trình trong nhóm này. Bên cạnh đó, các công trình liệt kê ở trên chỉ tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ khoa học quản lý kinh tế, khu vực học, châu Á học…, mà không tiếp cận dưới góc độ lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật.
Hai là, nhóm các công trình nghiên cứu về ĐKKT, KKTTD của nước ngoài và kinh nghiệm đối với Việt Nam đã đề cập nhiều nội dung có giá trị tham khảo cho luận án. Luận án sẽ kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình này về những nguyên nhân dẫn đến thành công và thất bại của các ĐKKT, KKTTD ở nước ngoài, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC- KTĐB ở Việt Nam. Tuy nhiên, các công trình nêu trên - về cơ bản - mới chỉ chú trọng nghiên cứu cách thức lựa chọn địa điểm xây dựng, các chính sách ưu đãi đối với các ĐKKT, KKTTD ở các quốc gia khác nhau trên thế giới mà chưa chỉ ra mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐKKT, KKTTD này. Bên cạnh đó,
chưa có công trình nào trực tiếp phân tích, đánh giá quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐKKT, KKTTD trên thế giới.
Ba là, nhóm các công trình nghiên cứu về tổ chức và hoạt động của ĐVHC-
KTĐB. Do ĐVHC-KTĐB là nội dung mới được quy định trong Hiến pháp năm 2013 của nước ta, nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về đề tài này. Phần lớn các công trình trong nhóm đều là các bài viết đăng trên tạp chí khoa học. Các công trình đã nêu được đặc điểm của ĐVHC-KTĐB để làm cơ sở cho việc phân biệt ĐVHC-KTĐB với các mô hình khác đã tồn tại ở Việt Nam và trên thế giới trong thời gian qua như: KKT, KKTTD, khu kinh tế mở, ĐKKT, ĐKHC… Một số công trình cũng đã đề cập đến những quan điểm khác nhau về mô hình tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tại ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. Tuy nhiên, chưa có bất cứ công trình nào chỉ ra được những vấn đề lý luận và thực tiễn về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay.
Trong các công trình thuộc nhóm này, luận án của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Lan là công trình nghiên cứu tương đối tập trung về ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam. Mặc dù cùng nghiên cứu về ĐVHC-KTĐB, nhưng luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Ngọc Lan và đề tài luận án của tác giả tiếp cận vấn đề dưới các góc độ khác nhau, nên đối tượng nghiên cứu của hai luận án cũng khác nhau. Luận án của tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan được nghiên cứu dưới góc độ Quản lý hành chính công, nên trong luận án của mình, tiến sĩ Nguyễn Thị Ngọc Lan tập trung nghiên cứu tổ chức chính quyền tại các ĐVHC-KTĐB ở nước ta, còn tác giả tập trung phân tích, làm rõ, đánh giá quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay dưới góc độ của khoa học Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Do đối tượng nghiên cứu khác nhau, nên cách thức triển khai các nội dung của hai công trình cũng không có sự trùng lặp. Bên cạnh đó, phạm
vi nghiên cứu của hai công trình cũng không đồng nhất. Luận án của tiến sĩ
Nguyễn Thị Ngọc Lan tập trung nghiên cứu tổ chức chính quyền (chủ yếu là tổ chức của HĐND và UBND) tại các ĐVHC-KTĐB ở nước ta; còn tác giả không chỉ nghiên cứu mô hình tổ chức (bao gồm cả các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước,
Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội), mà còn nghiên cứu cách thức hoạt động của các ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay.
Như vậy, cho đến nay, chưa có tác giả nào nghiên cứu về việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam hiện nay. Đề tài tác giả lựa chọn không trùng lặp với các công trình đã công bố.