Khái niệm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 40 - 41)

- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác

2.1.2.2. Khái niệm xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

hành chính - kinh tế đặc biệt

Thuật ngữ "mô hình" có nguồn gốc từ tiếng latinh là modus (hoặc modulus), nghĩa là "đại lượng", "hình ảnh", "phương pháp". Theo Từ điển Bách

khoa Việt Nam, khái niệm mô hình có thể được hiểu ở nghĩa rộng và nghĩa hẹp.

Theo nghĩa hẹp, mô hình là “mẫu, khuôn, tiêu chuẩn theo đó mà chế tạo ra sản phẩm hàng loạt; cũng ở nghĩa hẹp này, mô hình còn được hiểu là thiết bị, cơ cấu tái hiện hay bắt chước cấu tạo và hoạt động của cơ cấu khác (của nguyên mẫu hay cái được mô hình hóa) vì mục đích khoa học và sản xuất” [135, tr. 932]. Còn theo nghĩa rộng, mô hình được hiểu là “hình ảnh (hình tượng, sơ đồ, sự mô tả...) ước lệ của một khách thể, các quá trình hoặc hiện tượng” [135, tr. 932]. Theo Từ

điển Tiếng Việt do Viện Ngôn ngữ học biên soạn, mô hình là “hình thức diễn đạt

hết sức gọn theo một ngôn ngữ nào đó các đặc trưng của một đối tượng để nghiên cứu đối tượng ấy” [145, tr. 638]. Cách định nghĩa này tương tự cách định nghĩa “mô hình” theo nghĩa rộng trong Từ điển Bách khoa Việt Nam.

Trong khoa học pháp lý, mô hình là thuật ngữ được sử dụng để chỉ hình hài của một tổ chức, là căn cứ để phân biệt giữa tổ chức này với tổ chức khác. Nội hàm của mô hình (ở đây hiểu là mô hình tổ chức) bao gồm bốn yếu tố cơ bản: vị trí pháp lý của tổ chức; chức năng của tổ chức; cơ cấu của tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức.

Luận án tiếp cận khái niệm mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC- KTĐB trong khoa học pháp lý. Theo đó, mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB là sự mô tả những đặc trưng cơ bản của ĐVHC-KTĐB về vị trí pháp lý, chức năng, cơ cấu và cơ chế hoạt động của ĐVHC-KTĐB.

Theo Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, “xây dựng” là “làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định” hoặc là “tạo ra, sáng tạo ra cái có giá trị tinh thần, có ý nghĩa trừu tượng” [145, tr. 1145].

Trên cơ sở các khái niệm “xây dựng” và “mô hình tổ chức và hoạt động

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w