- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác
2.2.3.4. Các điều kiện bảo đảm khác
Một là, điều kiện bảo đảm về nguồn nhân lực chất lượng cao
Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng yếu tố con người, coi con người ở vị trí trung tâm và có vai trò quyết định đối với thành công của sự nghiệp đổi mới. Trong các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI, XII, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững và lấy việc phát huy nhân tố
con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, là yếu tố quyết định và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh và bền vững. Mọi chính sách thành công hay thất bại phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con người. Quy luật này luôn đúng trong mọi trường hợp.
Như vậy, yếu tố quan trọng bảo đảm cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB thành công là nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Con người vừa là chủ thể xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, vừa là chủ thể hiện thực hóa mô hình này trên thực tế. Mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB có được xây dựng đúng đắn, phù hợp, ưu việt nhưng quá trình thực hiện không tốt do nhân lực không đáp ứng được nhu cầu, đòi hỏi của đơn vị này thì mô hình đó cũng thất bại. Khi các ĐVHC-KTĐB được thành lập trên thực tế cần đội ngũ nhân lực kỹ thuật có đủ kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, có thái độ và kỷ luật lao động tốt, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Bên cạnh đó, “khác với các địa phương trong cả nước, các ĐVHC-KTĐB là nơi quy tập các kỹ thuật, công nghệ cao, các phương pháp, kinh nghiệm quản lý hiện đại, với lực lượng lao động có tri thức, tay nghề, chất lượng cao và đi liền với nó là một cuộc sống xã hội văn minh, mặt bằng dân trí cao, đa dạng, phức tạp hơn” [124, tr. 18]. Do đó, để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý xây dựng ĐVHC-KTĐB cần có đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực làm việc trong môi trường cạnh tranh quốc tế. “Chất lượng đội ngũ nhân lực công đóng vai trò quyết định trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và chất lượng, hiệu quả cung ứng dịch vụ công của bộ máy chính quyền đặc khu” [124, tr.18].
Hai là, điều kiện bảo đảm về tổ chức, phân công các tổ chức, cá nhân xây
dựng mô hình một cách hợp lý, khoa học, cụ thể
Xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB là công việc lớn, bao gồm nhiều nội dung; liên quan đến rất nhiều tổ chức và cá nhân; đòi hỏi có sự đồng bộ và thống nhất cao; diễn ra trong một thời gian tương đối dài. Điều đó đòi hỏi phải có sự phân công công việc, trách nhiệm và hạn định thời gian hoàn thành một cách rất cụ thể và hợp lý để tránh tình trạng đùn đẩy, ỷ lại, chờ đợi lẫn
nhau, lãng phí nguồn lực và chậm tiến độ. Chẳng hạn, giao Chính phủ - theo chức năng, nhiệm vụ của mình - xây dựng dự thảo luật và đề án về ĐVHC-KTĐB; Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thẩm định, cho ý kiến; Ủy ban Trung ương MTTQVN, các cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội, Liên hiệp các hội khoa học - kỹ thuật, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các cơ quan khoa học… tham gia phản biện xã hội; Quốc hội thảo luận, thông qua luật; Chính phủ ban hành đề án. Ban Tổ chức Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Nội vụ xây dựng đề án đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng quyết định về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức và các mối quan hệ công tác chủ yếu của tổ chức đảng, cơ quan chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở ĐVHC-KTĐB. Tòa án nhân dân tối cao xây dựng đề án về mô hình tổ chức và hoạt động của tòa án nhân dân ở ĐVHC-KTĐB. Viện kiểm sát án nhân dân tối cao xây dựng đề án về mô hình tổ chức và hoạt động của viện kiểm sát nhân dân ở ĐVHC-KTĐB. HĐND và UBND tỉnh dự kiến lập ĐVHC-KTĐB xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện.
Ba là, chú trọng tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế
Tuy mô hình ĐVHC-KTĐB ở nước ta chưa có tiền lệ trên thế giới, nhưng ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã có những mô hình ĐKHC, ĐKKT… trong đó chứa đựng những yếu tố mang tính đặc biệt so với phần còn lại của quốc gia và vùng lãnh thổ. Những thành công và thất bại của các mô hình đó là những gợi ý tốt cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở nước ta. Trong quá trình tìm hiểu kinh nghiệm của các nước, cần tìm ra những vấn đề
mang tính phổ biến, phân biệt những đặc điểm mang tính đặc thù và lịch sử - cụ thể của từng mô hình, chú ý cả các thành công và những thất bại để chọn lọc, tham khảo những điểm hợp lý trong mỗi mô hình. Tuyệt đối tránh việc sao chép một cách máy móc, phi lịch sử mô hình của nước ngoài. Trong việc này, cần tranh thủ, tham khảo ý kiến tư vấn của các tổ chức quốc tế, các chuyên gia nước ngoài.
2.3. MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNHLÃNH THỔ ĐẶC BIỆT Ơ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI Ý THAM LÃNH THỔ ĐẶC BIỆT Ơ MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ GỢI Ý THAM KHẢO CHO VIỆT NAM