Về tổ chức xây dựng, thẩm định, thông qua đề án thành lập, chuyển đổi đơn vị hành chính sang mô hình tổ chức và hoạt động của đơn

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 90 - 103)

- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, gồm: báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật ĐVHCKTĐB Vân Đồn,

3.1.3.Về tổ chức xây dựng, thẩm định, thông qua đề án thành lập, chuyển đổi đơn vị hành chính sang mô hình tổ chức và hoạt động của đơn

chuyển đổi đơn vị hành chính sang mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Một là, quá trình xây dựng, thẩm định, thông qua đề án thành lập, chuyển

đổi mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB đã được tổ chức chặt chẽ, tiến hành đúng pháp luật.

Trên cơ sở kết luận của Bộ Chính trị, đề án thành lập, chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã được xây dựng, thẩm định và được HĐND thông qua theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục luật định. Theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, trình tự, thủ tục quyết định thành lập và giải thể ĐVHC-KTĐB được quy định như sau: Chính phủ xây dựng đề án thành lập ĐVHC-KTĐB trình Quốc hội (Đề án này phải lấy ý kiến của Nhân dân địa phương); Ủy ban Pháp luật của Quốc hội có trách nhiệm thẩm tra đề án thành lập ĐVHC-KTĐB do Chính phủ trình (trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập ĐVHC-KTĐB); Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập ĐVHC-KTĐB trước khi trình Quốc hội và cuối cùng Quốc hội xem xét, thông qua đề án thành lập ĐVHC-KTĐB theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội (Điều 76).

Trên thực tế, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tuân thủ đầy đủ, chính xác quy trình xây dựng, thẩm định và thông qua đề án thành lập, chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB nêu trên. Cụ thể như sau:

Về xây dựng đề án thành lập, chuyển đổi mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính hiện tại sang mô hình ĐVHC-KTĐB:

Trong thời gian qua, ba địa phương được lựa chọn để thành lập ĐVHC-KTĐB đã khẩn trương, tích cực xây dựng đề án của địa phương mình để trình Chính phủ.

Được Bộ Chính trị đồng ý chủ trương xây dựng Đề án thành lập ĐVHC- KTĐB Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh tại Thông báo số 108-TB/TW ngày 01-10-2012, tỉnh Quảng Ninh khẩn trương tổ chức thành lập Ban Chỉ đạo và tích cực xây dựng, hoàn thiện Đề án hai lần với tên gọi ban đầu là ĐVHC-KTĐB, sau đó gọi là ĐKKT. Trong tháng 9-2017, UBND tỉnh Quảng Ninh đã trình Dự thảo Đề án thành lập ĐVHC-KTĐB Vân Đồn lên Chính phủ. Dự thảo Đề án gồm sáu phần: Phần thứ nhất - Sự cần thiết và căn cứ xây dựng đề án; Phần thứ hai - Lịch sử hình thành và hiện trạng Vân Đồn; Phần thứ ba - Phương án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn; Phần thứ tư - Giải pháp thực hiện; Phần thứ năm

- Đánh giá hiệu quả và tác động của việc thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn; Phần thứ sáu - Kiến nghị, đề xuất. Đề án trên đã được HĐND huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh thông qua ngày 26-10-2017 tại kỳ họp thứ 6.

Theo Đề án thành lập ĐVHC-KTĐB Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh do UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng, ĐVHC-KTĐB Vân Đồn được tổ chức và hoạt động theo một trong hai phương án sau:

Phương án 1: Đặc khu Vân Đồn được tổ chức thiết chế Trưởng Đặc khu.

Theo phương án này, HTCT của Đặc khu Vân Đồn được tổ chức như sau:

Về tổ chức đảng:

Hệ thống tổ chức đảng trong đặc khu Vân Đồn được xây dựng và hoạt động theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đảng bộ đặc khu trực thuộc Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh. Dưới Đảng bộ đặc khu là chi bộ, đảng bộ cơ sở ở các khu hành chính, các cơ quan, doanh nghiệp trực thuộc Đặc khu.

Về tổ chức chính quyền:

Chính quyền đặc khu không tổ chức HĐND và UBND mà tổ chức theo thiết chế Trưởng Đặc khu. Trưởng Đặc khu là người đứng đầu đặc khu, đồng thời là Bí thư

Đảng bộ đặc khu. Trưởng Đặc khu do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức. Phó trưởng Đặc khu là người giúp việc cho Trưởng Đặc khu, do Trưởng Đặc khu bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức (sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy) và chịu trách nhiệm trước Trưởng Đặc khu. Số lượng Phó Trưởng Đặc khu không quá hai người.

Các cơ quan tham mưu, giúp việc cho Trưởng Đặc khu là cơ quan tham mưu cho cả cấp ủy và chính quyền, gồm: Văn phòng; Ban Tổ chức và Quản lý nhân lực; Ban Kinh tế; Ban Phát triển dự án; Ban Tài nguyên và Môi trường; Ban Văn hóa và Chính sách xã hội; Ban Thanh tra – Kiểm tra; Ban Tuyên truyền – Vận động.

Các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Trung tâm dịch vụ Hành chính công; Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch; Trung tâm quản lý đô thị thông minh.

Về các cơ quan tư pháp, nội chính, ngành dọc khác:

Tòa án nhân dân đặc khu do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân Đặc khu Vân Đồn có Tòa Dân sự, Tòa Hình sự, Tòa Kinh tế, Tòa Lao động, Tòa Gia đình và người chưa thành niên, Tòa Hành chính, Tòa Xử lý hành chính.

Viện Kiểm sát nhân dân đặc khu Vân Đồn do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và được tổ chức tương ứng với Tòa án nhân dân đặc khu Vân Đồn.

Chi cục thi hành án dân sự đặc khu Vân Đồn do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quyết định thành lập, giải thể và có cơ cấu tổ chức tương đương với Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện.

Ban Chỉ huy quân sự, bộ đội biên phòng đặc khu Vân Đồn được tổ chức theo yêu cầu xây dựng khu vực phòng thủ và thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng. Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của hai cơ quan này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định. Công an đặc khu Vân Đồn được thành lập với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy do Bộ trưởng Bộ Công an quy định.

Cơ quan tài chính đặc khu được thành lập trên cơ sở hợp nhất ba cơ quan thuế, cơ quan hải quan, kho bạc nhà nước. Bảo hiểm xã hội đặc khu Vân Đồn là cơ quan

trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Ninh, chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh và chịu sự quản lý hành chính nhà nước trên địa bàn của Trưởng Đặc khu.

Về mối quan hệ công tác, kiểm tra, giám sát đối với Đặc khu:

Về mối quan hệ giữa đặc khu Vân Đồn với Trung ương, tỉnh và các địa phương trong tỉnh: Mối quan hệ giữa Trưởng Đặc khu với các cơ quan Trung ương và UBND tỉnh, các sở, ngành là mối quan hệ kết hợp hài hòa giữa cấp trên, cấp dưới và quan hệ phối hợp giữa quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh thổ. Mối quan hệ giữa Trưởng Đặc khu với các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh là mối quan hệ phối hợp theo lĩnh vực địa bàn, lãnh thổ.

Về kiểm tra, giám sát đối với Trưởng Đặc khu: Trưởng Đặc khu chịu sự kiểm tra, thanh tra, giám sát bởi các cơ quan Trung ương và tỉnh như: Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, cơ quan Thanh tra tỉnh và các sở, ngành của tỉnh thực hiện theo thẩm quyền được giao. Bên cạnh đó, Trưởng Đặc khu còn chịu sự giám sát của Ủy ban giám sát độc lập do Thủ tướng Chính phủ thành lập gồm các thành viên là đại diện các Bộ, ngành trung ương, đại diện tỉnh Quảng Ninh; các chuyên gia, nhà quản lý; đại diện nhà đầu tư chiến lược và sự giám sát của nhân dân.

Về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội:

Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội đặc khu Vân Đồn được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật, Điều lệ của từng tổ chức và theo mô hình “cơ quan tham mưu, giúp việc chung trong Khối Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội”, gọi tắt là cơ quan Khối. Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc là Trưởng cơ quan khối, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Trưởng các tổ chức chính trị - xã hội là Phó trưởng cơ quan khối. Tại các Khu hành chính có Ban công tác mặt trận và các tổ chức đoàn thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phương án 2: Đặc khu Vân Đồn được tổ chức một cấp chính quyền gồm HĐND và UBND Đặc khu. Theo phương án 2, HTCT của Đặc khu được tổ chức như sau:

Về tổ chức đảng:

Tổ chức đảng của Đặc khu về cơ bản giống như phương án 1, chỉ có một thay đổi là bí thư ban chấp hành đảng bộ đồng thời là Chủ tịch UBND Đặc khu và một Phó Bí thư Đặc khu ủy là Chủ tịch HĐND Đặc khu phụ trách công tác đảng, đoàn thể.

Về tổ chức chính quyền:

Đặc khu Vân Đồn được tổ chức một cấp chính quyền, gồm HĐND Đặc khu (Hội đồng Đặc khu) và UBND Đặc khu (Ủy ban Đặc khu).

Hội đồng Đặc khu gồm các đại biểu do cử tri đặc khu bầu, là cơ quan quyền lực nhà nước ở đặc khu. Thường trực Hội đồng Đặc khu là cơ quan thường trực của Hội đồng Đặc khu, gồm: Chủ tịch Hội đồng Đặc khu, 02 Phó chủ tịch Hội đồng Đặc khu và các ủy viên là các Trưởng ban, do đại biểu Hội đồng Đặc khu bầu ra. Hội đồng Đặc khu thành lập 03 ban giúp việc là: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách và Ban Văn hóa – Xã hội.

Ủy ban Đặc khu do Hội đồng Đặc khu bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng Đặc khu và là cơ quan hành chính nhà nước ở đặc khu. Ủy ban Đặc khu gồm Chủ tịch, không quá 02 Phó Chủ tịch và không quá 05 ủy viên gồm: Ủy viên phụ trách công an, quân đội và người đứng đầu một số cơ quan tham mưu, giúp việc do Chủ tịch Ủy ban Đặc khu lựa chọn.

Về các cơ quan tư pháp, nội chính, ngành dọc khác: giống phương án 1. Về mối quan hệ công tác, kiểm tra, giám sát đối với Đặc khu:

Về mối quan hệ giữa Đặc khu Vân Đồn với Trung ương, tỉnh và các địa phương trong tỉnh: Mối quan hệ giữa chính quyền đặc khu với các cơ quan Trung ương và UBND tỉnh, các sở, ngành là mối quan hệ kết hợp hài hòa giữa cấp trên, cấp dưới và quan hệ phối hợp giữa quản lý nhà nước theo ngành và quản lý nhà nước theo lãnh thổ. Mối quan hệ giữa chính quyền Đặc khu với các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh là mối quan hệ phối hợp theo lĩnh vực địa bàn, lãnh thổ. Về kiểm tra, giám sát, đối với chính quyền đặc khu: Chính quyền đặc khu chịu

Kiểm tra Trung ương, Thanh tra Chính phủ và các Bộ, ngành trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, cơ quan Thanh tra tỉnh và các sở, ngành của tỉnh thực hiện theo thẩm quyền được giao. Bên cạnh đó, chính quyền đặc khu còn chịu sự giám sát của nhân dân thông qua hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, HĐND tỉnh, Hội đồng Đặc khu.

Về Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội: giống phương án 1. Theo

đúng quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, huyện Vân Đồn đã triển khai việc lấy ý kiến của cử tri trong huyện đối với Đề án xây dựng

ĐVHC-KTĐB Vân Đồn trên tinh thần chặt chẽ, công khai, dân chủ, đúng quy trình, quy định. Tổng số cử tri tham gia lấy ý kiến là 30.364 người (trên tổng số 30.959 cử tri toàn huyện). Kết quả cho thấy, hầu hết cử tri trên địa bàn nhất trí với Đề án.

Kết quả lấy ý kiến của 30.362 cử tri huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh với Đề án xây dựng ĐVHC-KTĐB Vân Đồn năm 2017: có 29.995 cử tri đồng ý với Đề án, chiếm 98,78% tổng số cử tri tham gia lấy ý kiến và 96,89% tổng số cử tri toàn huyện; 367 cử tri không đồng ý với Đề án, chiếm 1,2% tổng số cử tri tham gia lấy ý kiến và 1,19% tổng số cử tri toàn huyện [146].

Tháng 10-2017, UBND tỉnh Khánh Hòa đã hoàn thành Dự thảo Đề án thành lập ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong. Dự thảo Đề án dài 190 trang (chưa kể phụ lục), được kết cấu thành năm phần: Phần I - Căn cứ xây dựng đề án và lý do, sự cần thiết thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong; Phần II - Lịch sử hình thành và hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Vạn Ninh, khu kinh tế Vân Phong; Phần III - Phương án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa; Phần IV - Định hướng, giải pháp phát triển và đánh giá tác động việc thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong; Phần V - Kết luận và kiến nghị.

Theo Đề án thành lập ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong thuộc tỉnh Khánh Hòa do UBND tỉnh Khánh Hòa xây dựng, ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong được tổ chức và hoạt động như sau:

Đảng bộ ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong trực thuộc Đảng bộ tỉnh Khánh Hòa. Bí thư Ban Chấp hành Đảng bộ đồng thời là Trưởng ĐVHC-KTĐB. Dưới Đảng bộ ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong thành lập các chi bộ, đảng bộ ở các Khu hành chính và các cơ quan, doanh nghiệp trực thuộc Đảng bộ ĐVHC-KTĐB; các đảng bộ cơ sở có các chi bộ trực thuộc.

Về tổ chức chính quyền địa phương:

ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong gồm có: Trưởng ĐVHC-KTĐB, 02 Phó trưởng ĐVHC-KTĐB. Trưởng ĐVHC-KTĐB do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao và đặc thù của bộ máy hành chính. Phó trưởng ĐVHC-KTĐB là người giúp việc cho Trưởng ĐVHC-KTĐB, do Trưởng ĐVHC-KTĐB bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức (sau khi có ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy).

Cơ quan tham mưu, giúp việc Trưởng ĐVHC-KTĐB là cơ quan tham mưu giúp việc chung cho cả cấp ủy và chính quyền gồm: Văn phòng, Ban Tổ chức và quản lý nguồn nhân lực, Ban Kinh tế tổng hợp, Ban Phát triển hạ tầng, Ban Tài nguyên – môi trường, Ban Kiểm tra – Pháp chế, Ban Chính sách xã hội, Ban Tuyên truyền – vận động.

Các đơn vị sự nghiệp công lập gồm: Trung tâm Dịch vụ hành chính công, Trung tâm Quản lý cảng biển, Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch.

ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong được tổ chức thành các Khu hành chính. Lãnh đạo các Khu hành chính có Trưởng Khu hành chính và các Phó trưởng Khu hành chính. Trưởng Khu hành chính do Trưởng ĐVHC-KTĐB bổ nhiệm.

Về các cơ quan tư pháp, nội chính, ngành dọc khác:

Tòa án nhân dân ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân ĐVHCKTĐB Bắc Vân Phong có thể có: Tòa dân sự, Tòa hình sự, Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa gia đình và người chưa thành niên, Tòa hành chính, Tòa xử lý hành chính.

Viện kiểm sát nhân dân ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong được tổ chức tương ứng với Tòa án nhân dân ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong; do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập, giải thể theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiếm sát nhân dân tối cao.

Chi cục thi hành án dân sự ĐVHC-KTĐB Bắc Vân Phong có cơ cấu tổ chức tương đương Chi cục thi hành án dân sự cấp huyện.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 90 - 103)