Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 116 - 118)

- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, gồm: báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật ĐVHCKTĐB Vân Đồn,

3.3.1.2. Nguyên nhân chủ quan

Một là, lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã thể hiện quyết tâm cao trong việc

xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB.

Ý tưởng xây dựng ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam đã xuất hiện trong nhiều văn kiện của Đảng và văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Đảng, Nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị luôn coi việc xây dựng ĐVHC-KTĐB là giải pháp hữu hiệu để tạo đột phá trong phát triển kinh tế và cải cách hành chính nhà nước. Chính vì vậy, lãnh đạo Đảng và Nhà nước, cũng như lãnh đạo các địa phương được lựa chọn luôn thể hiện quyết tâm trong việc xây dựng đề án thành lập ĐVHC-KTĐB.

Hai là, kinh nghiệm trong xây dựng, quản lý một số KCN, KCX, khu

công nghệ cao, KKT, KKT mở, ĐKKT ở Việt Nam là tiền đề quan trọng để xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB.

Theo Báo cáo của Ban Soạn thảo Luật ĐVHC-KTĐB, tính đến hết năm 2017, Việt Nam đã xây dựng 06 KKT, trong đó có: 16 KKT ven biển, 26 KKT cửa khẩu, 03 khu công nghệ cao, 07 khu công nghệ thông tin tập trung, 09 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 325 KCN, KCX. Các KKT, KCN, khu công nghệ cao, KCX đã thành công nhất định trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước. Theo báo cáo trên, các KKT, KCN, KCX đã thu hút được 152 tỷ đôla Mỹ vốn đầu tư nước ngoài đăng ký (chiếm gần 50% tổng số vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam) và 1.511.000 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước đăng ký; đóng góp khoảng 45% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước và khoảng 51% giá trị xuất khẩu của cả nước; Thu hút hơn 3 triệu lao động; riêng 16 KKT ven biển đã thu hút 42 tỷ đôla Mỹ vốn FDI và 805 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư trong nước [5].

Về nguyên tắc chung, các KKT, KCN, khu công nghệ cao, KCX đều được trao những thể chế kinh tế khác với phần lãnh thổ còn lại của đất nước – điểm tương đồng với ĐVHC-KTĐB. Vì vậy, quá trình xây dựng, vận hành, quản lý các KKT, KCN, khu

công nghệ cao, KCX trong gần 30 năm (từ năm 1991 đến nay) đã giúp các cơ quan nhà nước Việt Nam nhận thức rõ ràng những kết quả, hạn chế và nguyên nhân của những kết quả, hạn chế trong việc phát triển các mô hình này. Các kinh nghiệm rút ra từ quá trình thành lập và duy trì hoạt động của các mô hình trên là cơ sở quan trọng để nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB trong thời gian tới. Bài học trong việc phải xây dựng thể chế hành chính vượt trội với bộ máy hành chính tinh gọn, được trao quyền tự chủ cao, thủ tục hành chính đơn giản, thuận tiện, công khai… thay vì ưu đãi về thuế hay các ưu đãi mang tính tài chính khác xuất phát từ chính những nguyên nhân thất bại của các mô hình KKT mà Việt Nam duy trì trong thời gian trước.

Bên cạnh đó, trước đây, ở Việt Nam đã tồn tại hai ĐKKT - mô hình tương tự ĐVHC-KTĐB là: đặc khu Hồng Gai hay Đặc khu Hòn Gai (những năm 1946- 1963) và đặc khu Vũng Tàu - Côn Đảo (những năm 1979-1991). Mặc dù hai đặc khu trên chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn, với mô hình tổ chức và hoạt động còn đơn giản, chưa phát huy được hiệu quả, nhưng cũng để lại nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB hiện nay.

Ba là, người dân trên cả nước nói chung và người dân ở ba địa phương

được lựa chọn xây dựng ĐVHC-KTĐB nói riêng đều rất quan tâm, đồng tình, ủng hộ việc xây dựng các đơn vị này.

Quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, từ khi xây dựng đề án, xây dựng dự án luật đến khi dự án luật được Quốc hội thảo luận, nhận được sự quan tâm, trao đổi rất lớn của người dân, các chuyên gia ở các ngành, các cấp trong xã hội. Phần đông người dân trên cả nước và người dân ở ba địa phương trên đều nhất trí với các đề án được cơ quan chủ trì soạn thảo đưa ra. Khi được lấy ý kiến, 96,89 % cử tri huyện Vân Đồn và hơn 97% cử tri huyện Vạn Ninh đã biểu quyết đồng ý với đề án. Tỷ lệ đồng thuận cao thể hiện sự ủng hộ của nhân dân địa phương đối với mô hình ĐVHC-KTĐB và sự tin tưởng vào định hướng phát triển KT-XH của Đảng và Nhà nước. Trong các buổi tiếp xúc cử tri tại ba địa phương trên, đa số cử tri coi việc thành lập các ĐVHC-KTĐB sẽ là cơ hội mới để người dân có thêm việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 116 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w