- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác
2.2.2.4. Chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật tạo nền tảng pháp lý cho các ĐVHC- KTĐB, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tổ chức triển khai xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị này trong thực tiễn. Để thực hiện được nhiệm vụ trên, các chủ thể có thẩm quyền cần chuẩn bị và cung cấp đầy đủ các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện mô hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị này trên thực tế. Các điều kiện cơ bản, không thể thiếu cho tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB gồm:
Việc thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước nói chung, cũng như việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB nói riêng chỉ có thể thành công khi được nhân dân đồng tình, ủng hộ và tin tưởng. Vì vậy, Đảng, Nhà nước cần thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân (đặc biệt là người dân tại các ĐVHC-KTĐB) về ý nghĩa, nội dung của chính sách xây dựng ĐVHC-KTĐB một cách đầy đủ và kịp thời, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể... Đồng thời, Nhà nước cần thực hiện cơ chế “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” để thực sự phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Hai là, tạo kết cấu hạ tầng cơ bản tương đối đồng bộ.
Để thu hút các nhà đầu tư đến với ĐVHC-KTĐB, Nhà nước cần xây dựng quy hoạch hợp lý, huy động nguồn tài chính đủ lớn để tạo mặt bằng, đường giao thông chính, nguồn cung cấp điện, nước sạch… Trong giai đoạn đầu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, nguồn tài chính này chủ yếu từ nguồn ngân sách của Trung ương. Ở giai đoạn sau, các ĐVHC-KTĐB cần thiết lập cơ chế thu hút nguồn tài chính từ phía các nhà đầu tư để đảm bảo hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước.
Ba là, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nguồn nhân lực chất lượng cao cung ứng cho ĐVHC-KTĐB bao gồm: đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước tại các ĐVHC- KTĐB và đội ngũ người lao động làm việc tại các ĐVHC-KTĐB.
Với tư cách vừa là chủ thể ban hành cơ chế, chính sách, vừa là chủ thể tổ chức thực hiện chính sách, đội ngũ cán bộ, công chức đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu, có phẩm chất tốt, năng lực cao là điều kiện quan trọng để xây dựng thành công ĐVHC- KTĐB. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [76, tr. 268]; “cán bộ tốt thì việc gì cũng trôi chảy, cán bộ xấu thì việc gì cũng hỏng. Muốn việc thành hay bại đều do cán bộ tốt hay xấu” [76, tr. 271]. Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, quản lý xây dựng ĐVHC-KTĐB cần có phương án chuẩn bị đội ngũ cán bộ, công chức đủ phẩm chất, năng lực làm việc trong môi
trường cạnh tranh quốc tế. Để làm được điều này, các ĐVHC-KTĐB cần xây dựng cơ chế, chính sách tuyển chọn, thu hút đầu tư nhân lực chất lượng cao trong giai đoạn đầu và có kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức tại chỗ, cơ bản, lâu dài.
Bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức, nguồn nhân lực chất lượng cao làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức trên địa bàn các ĐVHC-KTĐB quan trọng cũng cần được quan tâm và bảo đảm. Nhà nước cần xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại các ĐVHC-KTĐB, từ chính sách đào tạo, bồi dưỡng đến cơ chế quản lý, sử dụng và các chính sách đãi ngộ.