Pháp quyền xã hội chủ nghĩa và kiểm soát quyền lực nhà nước

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49 - 51)

- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác

2.2.1.2.Pháp quyền xã hội chủ nghĩa và kiểm soát quyền lực nhà nước

Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là “Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân” (Điều 2 Hiến pháp năm 2013), vì vậy nguyên tắc pháp quyền XHCN là nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Với tính chất quan trọng như vậy, nên nguyên tắc pháp quyền XHCN cũng được ghi nhận trong các bản Hiến pháp Việt Nam. Khoản

1Điều 8 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng Hiến pháp và pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ”.

Nguyên tắc này đặt ra nhiều đòi hỏi đối với việc xây dựng bộ máy nhà nước nói chung, xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐVHC-KTĐB nói

Một là, tổ chức và hoạt động của các ĐVHC-KTĐB phải được ghi nhận

một cách tổng quan trong Hiến pháp và được điều chỉnh cụ thể bởi luật – văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội ban hành (chứ không chỉ được thể chế hóa trong các văn pháp quy dưới luật). Nếu tổ chức và hoạt động của các ĐVHC- KTĐB chỉ được điều chỉnh bởi các văn bản pháp quy dưới luật thì sẽ tiềm ẩn nguy cơ tùy tiện, không có căn cứ, chủ quan, duy ý chí, rủi ro và gây trở ngại cho hoạt động quản lý nhà nước.

Hai là, quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐVHC-

KTĐB phải tuân thủ nghiêm chỉnh, chặt chẽ, triệt để Hiến pháp và pháp luật. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được phân công nhiệm vụ xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐVHC-KTĐB phải thực hiện đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân… và các văn bản quy phạm pháp luật khác.

Ba là, khi xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐVHC-KTĐB,

các chủ thể có thẩm quyền phải bảo đảm những quy định về vị trí pháp lý, cách thức thành lập của ĐVHC-KTĐB; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động của chính quyền địa phương tại các đơn vị này phải phù hợp với Hiến pháp và pháp luật.

Bốn là, mặc dù các ĐVHC-KTĐB được phép thực hiện cơ chế, chính sách mới, đột phá, đặc biệt và vượt trội trên các mặt KT-XH, hành chính, cao hơn và thuận lợi hơn so với các quy định của pháp luật hiện hành áp dụng đối với các KCN, KCX, KKT, khu công nghệ cao, các đơn vị hành chính khác trong cả nước, nhưng vẫn phải phù hợp với Hiến pháp, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trong Hiến pháp năm 2013, nguyên tắc kiểm soát quyền lực nhà nước lần đầu tiên được ghi nhận thành một nguyên tắc hiến định. So với Điều 2 Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 bổ sung: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3 Điều 2). Khi xây dựng ĐVHC-

KTĐB, để đảm bảo tính ưu trội của đơn vị này, vừa phải trao thẩm quyền lớn cho chính quyền địa phương tại đây, bảo đảm tính độc lập cao, tính linh hoạt cho ĐVHC-KTĐB, vừa cần có cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước chặt chẽ để tránh nguy cơ lạm quyền, lộng quyền. Việc kiểm soát quyền lực của chính quyền địa phương tại ĐVHC-KTĐB bao gồm cả việc kiểm soát quyền lực từ bên trong bộ máy nhà nước như: kiểm soát của Quốc hội và HĐND cấp tỉnh, của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan; của UBND cấp tỉnh và việc kiểm soát từ bên ngoài bộ máy nhà nước như: kiểm tra, giám sát của Đảng; giám sát của MTTQVN, các tổ chức chính trị - xã hội và của nhân dân.

Như vậy, cần thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước giữa cơ quan nhà nước Trung ương và chính quyền ĐVHC-KTĐB một cách chặt chẽ để tránh tình trạng “xé rào” mà vẫn phát huy tính chủ động, sáng tạo của chính quyền ĐVHC-KTĐB. Nội dung và mức độ kiểm soát cần được tính toán cho hợp lý, tránh hai khuynh hướng: một là, việc kiểm soát quyền lực nhà nước được quy định một cách hình thức; hai là, việc kiểm soát quyền lực nhà nước gây cản trở cho công tác chỉ đạo, điều hành chính quyền địa phương ở đơn vị này.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 49 - 51)