Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hộ

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 136 - 140)

- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, gồm: báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật ĐVHCKTĐB Vân Đồn,

4.2.3.Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo đồng thuận trong xã hộ

Thực tiễn đã chứng minh, một chủ trương, chính sách mới muốn đi vào cuộc sống, trước hết phải tạo được sự thống nhất về mặt nhận thức. Sự thống nhất về mặt nhận thức là cơ sở để tạo được quyết tâm chính trị cao trong tổ chức và thực hiện chủ trương, chính sách của các cấp, các ngành, các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền và trách nhiệm, cũng như có được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân địa phương. Vừa qua, việc Quốc hội dừng việc thông qua Luật ĐVHC-KTĐB có phần do còn có nhiều ý kiến khác nhau trên những vấn đề cơ bản liên quan đến mô hình ĐVHC- KTĐB. Vì vậy, để xây dựng thành công mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-

KTĐB, cần tạo được sự thống nhất về mặt nhận thức từ các cơ quan ở Trung ương, địa phương cho đến người dân, trực tiếp là người dân tại các đơn vị này.

Nhân dân là chủ thể trực tiếp tham gia vào quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB. Đây là nguyên tắc hiến định. Khoản 1 Điều 28 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước” [93]. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 cũng quy định, nhân dân địa phương có quyền tham gia vào thủ tục quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB. Khoản 1 Điều 76 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 nêu rõ: “Đề án thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định tại Điều 131 của Luật này” [99]. Theo đó, đề án thành lập ĐVHC-KTĐB phải được lấy ý kiến của các tổ chức, cơ quan có liên quan và nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập ĐVHC-KTĐB. Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phát phiếu lấy ý kiến cử tri. Như vậy, nhân dân địa phương là chủ thể không thể thiếu trong quá trình xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB. Nhân dân địa phương không chỉ có quyền tham gia quyết định lựa chọn mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị này, mà còn đóng góp ý kiến xây dựng đề án thành lập ĐVHC-KTĐB có chất lượng tốt, đạt được mục tiêu đề ra và đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Chính vì những lý do trên, việc tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân cả nước nói chung và nhân dân trên địa bàn các địa phương được lựa chọn để thành lập các ĐVHC-KTĐB nói riêng là rất cần thiết và cấp bách.

Công tác tuyên truyền trong thời gian tới cần tập trung vào hai nội dung chủ yếu:

Một là, nâng cao nhận thức của người dân về sự cần thiết, tính cấp thiết của

việc xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB.

Hiện nay, trên thế giới, sự gia tăng nhanh chóng và các tác động kinh tế của các ĐKKT - mô hình gần gũi với ĐVHC-KTĐB - đã được ghi nhận trong nhiều nghiên cứu. Theo ước tính của tổ chức Ngân hàng Thế giới (Work Bank) thì hiện nay có khoảng 3.000 khu tại 135 quốc gia, vùng lãnh thổ, chiếm hơn 68 triệu việc

làm trực tiếp và hơn 500 tỷ đôla về giá trị gia tăng liên quan trực tiếp đến thương mại trong khu vực [158, tr. 7]. Cũng theo các chuyên gia của tổ chức Ngân hàng Thế giới, sự gia tăng các ĐKKT đang trở thành xu thế chung trên thế giới. “Số khu vực và số quốc gia có đặc khu kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tiếp tục phát triển” [158, tr. 7]. Đây không chỉ là xu hướng

ở các nước phát triển, mà còn được coi là biện pháp hữu hiệu để tạo động lực phát triển kinh tế ở các quốc gia đang phát triển. Theo thống kê, hiện có khoảng 2.300 ĐKKT ở 119 quốc gia đang phát triển và đang trong quá trình chuyển đổi, tập trung chủ yếu ở châu Á và Thái Bình Dương và châu Mỹ [158, tr. 23]. “Với những lợi thế về tính linh hoạt và hiệu quả của nó, các đặc khu kinh tế có thể tiếp tục hoạt động trong tương lai như một công cụ hữu hiệu cho các nước đang phát triển, đặc biệt là khi các cuộc cải cách được lên kế hoạch tích hợp trong chiến lược tổng thể” [158, tr. 6]. Ngay cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á gần đây cũng đẩy mạnh xây dựng ĐKKT với các cơ chế, chính sách thông thoáng hơn các khu vực trong nước để thu hút đầu tư nước ngoài (xem thêm bảng 1 phần Phụ lục).

Trong thời gian qua, các mô hình KKT, KCN, KCX đã được hình thành và phát triển đa dạng, đóng góp đáng kể vào công cuộc phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình kinh tế này đã bộc lộ những hạn chế, đòi hỏi Việt Nam phải có hướng đi mới, với những mô hình mới để thúc đẩy đất nước phát triển, cạnh tranh được với các quốc gia trong khu vực.

Một số chuyên gia nghi ngại việc xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam trong hoàn cảnh tự do hóa thương mại trên toàn cầu như hiện nay là không cần thiết. Tuy nhiên, thực tế là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP) không có quy định cấm các nước thành viên thành lập các đơn vị hành chính lãnh thổ có tính chất đặc biệt. Các hiệp định này chủ yếu yêu cầu các quốc gia thành viên tập trung vào cắt giảm hàng rào thuế quan, cải cách thể chế đầu tư, hải quan mà không bao trùm tất cả các lĩnh vực về kinh tế, xã hội, tổ chức chính quyền địa phương, tư pháp… như các quy định áp dụng tại ĐVHC-KTĐB. Trong

khi đó, mục đích của việc xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam không chỉ là để tạo cực tăng trưởng kinh tế, mà còn là thử nghiệm thể chế, đổi mới, hoàn thiện tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị. Do đó, việc Việt Nam tham gia Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các Hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CTPPP) không gây ảnh hưởng đến việc xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB ở nước ta.

Hơn nữa, trên đà phát triển kinh tế và sự ổn định chính trị - xã hội đã tạo lập được qua hơn 30 năm đổi mới, đây là thời điểm Việt Nam cần xây dựng mô hình ĐVHC-KTĐB để tạo đột phá trong phát triển kinh tế và tạo bước chuẩn bị cho việc cải cách tổng thể bộ máy và thể chế. Do đó, trong thời gian tới, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phải tăng cường phối hợp để thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giải thích, vận động để người dân hiểu đúng sự cần thiết phải ban hành các dự thảo Luật về ĐVHC-KTĐB, cũng như đề án thành lập các đơn vị này.

Hai là, làm rõ những vấn đề được đông đảo cử tri và nhân dân quan tâm

trong dự thảo Luật về ĐVHC-KTĐB, đề án các ĐVHC-KTĐB để tạo sự đồng thuận cao đối với các nội dung của dự thảo luật, đề án.

Trong thời gian qua, người dân trên cả nước nói chung và ở ba địa phương được lựa chọn thành lập ĐVHC-KTĐB nói riêng đều rất quan tâm đến việc xây dựng các đơn vị này. Trước một vấn đề lớn và mới là thành lập các ĐVHC-KTĐB, việc cán bộ, đảng viên và nhân dân có những ý kiến khác nhau là điều bình thường. Dự thảo Luật ĐVHC-KTĐB cũng như dự thảo đề án thành lập các đơn vị này đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp cũng như kiến nghị của nhân dân và người Việt Nam ở nước ngoài. Tuy nhiên, một bộ phận nhân dân chưa có điều kiện tiếp cận một cách đầy đủ, chi tiết với nội dung của dự thảo luật và dự thảo đề án. Việc tiếp nhận thông tin chưa toàn diện có thể khiến nhận định của người dân về vấn đề này có phần hạn chế. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nội dung cũng như chất lượng ý kiến đóng góp của người dân cả nước và ảnh hưởng đến quyết định của người dân khi người dân được thể hiện ý chí trong việc lựa chọn mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở địa phương mình. Khi người dân chưa hiểu đúng vấn đề, họ rất dễ bị các phần tử xấu xuyên tạc, kích động dẫn đến những phản

ứng tiêu cực, thậm chí vi phạm pháp luật. Trong bối cảnh mạng xã hội được lưu hành phổ biến, các luận điệu của những người thiếu tinh thần xây dựng, những phần tử xấu, đối tượng cơ hội chính trị, các thế lực phản động lan truyền rất nhanh. Người dân không hiểu đúng vấn đề rất dễ bị tiêm nhiễm, hùa theo.

Chính vì vậy, trong thời gian tới, các chủ thể có thẩm quyền cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân về dự thảo Luật về ĐVHC-KTĐB để người dân hiểu rõ hơn, đầy đủ hơn dự thảo luật, tạo sự đồng thuận, mở rộng dân chủ trước khi ban hành luật này. Bên cạnh đó, chính quyền các cấp phải tiếp tục phổ biến với nhân dân địa phương ở Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang về nội dung chi tiết dự thảo đề án thành lập ĐVHC-KTĐB Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 136 - 140)