Bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo đảm quốc phòng, an ninh

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 51 - 53)

- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác

2.2.1.3. Bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo đảm quốc phòng, an ninh

Kết hợp chặt chẽ phát triển KT-XH với tăng cường quốc phòng, an ninh nói chung, trên các ĐVHC-KTĐB nói riêng đã được ghi nhận trong nhiều văn kiện của Đảng ở các kỳ đại hội, nhất là Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (khóa XI) về Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Trên cơ sở kế thừa quan điểm ở các kỳ đại hội trước, Đại hội XII của Đảng tiếp tục khẳng định:

Kết hợp chặt chẽ kinh tế, văn hóa, xã hội với quốc phòng, an ninh và quốc phòng, an ninh với kinh tế, văn hóa, xã hội trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chú trọng vùng sâu, vùng xa, biên giới, biển, đảo. Khắc phục triệt để những sơ hở, thiếu sót trong việc kết hợp kinh tế và quốc phòng, an ninh tại các địa bàn, nhất là địa bàn chiến lược [33, tr. 149].

Thể chế hóa quan điểm trên của Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để tái khẳng định nguyên tắc này. Điều 68 Hiến pháp năm 2013 xác định:

Nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân; xây dựng công nghiệp quốc phòng, an ninh; bảo đảm trang bị cho lực lượng vũ trang nhân dân, kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế, kinh tế với quốc phòng, an ninh; thực hiện chính sách hậu phương quân đội; bảo đảm đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, chiến sỹ, công nhân, viên chức phù hợp với tính chất hoạt động của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân; xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng tăng cường khả năng bảo vệ Tổ quốc [93].

Cũng với nội dung trên, Điều 10 Luật Biên giới quốc gia 2003 khẳng định: “Xây dựng, quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, khu vực biên giới là sự nghiệp của toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước và nhân dân thực hiện kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng, an ninh và đối ngoại”. Khoản 3 Điều 5 Luật An ninh quốc gia 2004 cũng khẳng định: “Kết hợp chặt chẽ giữa nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; phối hợp có hiệu quả hoạt động an ninh, quốc phòng và đối ngoại”. Khoản 3 điều 5 Luật Quốc phòng năm 2005 quy định: “Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng; giữa tăng cường quốc phòng với phát triển kinh tế - xã hội”. Điều 4 Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015 cũng ghi nhận: “Nhà nước bảo đảm tài nguyên biển và hải đảo được quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả, bền vững theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ chủ quyền quốc gia, bảo đảm quốc phòng, an ninh”…

Xây dựng ĐVHC-KTĐB là nhằm tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy KT-XH tại các đơn vị này cũng như tạo ra sức lan tỏa cho việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc phát triển KT-XH ở các ĐVHC-KTĐB không được tách rời với việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo đảm quốc phòng, an ninh. Các ĐVHC-KTĐB

thường là khu vực hải đảo, biên giới, có ý nghĩa chiến lược cả về kinh tế, đối ngoại và quốc phòng, an ninh; đã và đang tồn tại nhiều nguy cơ có thể gây mất ổn định; là trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch cả trong nước và nước ngoài. Chính vì thế, việc bảo vệ chủ quyền quốc gia và bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các ĐVHC-KTĐB cần được thực hiện một cách triệt để.

Để đảm bảo nguyên tắc trên, việc xây dựng mô hình, tổ chức và hoạt động của các ĐVHC-KTĐB cần bảo đảm các đơn vị này trở thành những khu vực phòng thủ vững chắc, toàn diện cả về tiềm lực, lực lượng, thế trận. Cần kết hợp chặt chẽ giữa quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững chắc; xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ đồng bộ giữa các lực lượng quốc phòng, an ninh trong việc bảo vệ an ninh quốc phòng tại ĐVHC-KTĐB; đồng thời thực hiện có hiệu quả việc ngăn ngừa, trấn áp các loại tội phạm và tệ nạn xã hội.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(175 trang)
w