Đặc khu Thâm Quyến

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 69 - 71)

- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác

2.3.1.1.Đặc khu Thâm Quyến

Được chính thức trở thành ĐKKT năm 1980, là đặc khu đầu tiên của Trung Quốc, Thâm Quyến được nhiều chuyên gia trên thế giới đánh giá là một hình mẫu thành công nhất trong việc thu hút vốn đầu tư và nhân lực từ trong nước lẫn ngoài nước, tạo ra hiệu ứng lan tỏa thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc. Những kinh nghiệm trong việc xây dựng các ĐKKT của Trung Quốc nói chung, đặc khu Thâm Quyến nói riêng có ý nghĩa tham khảo lớn cho Việt Nam vì nhiều nguyên nhân: một là, do sự gần gũi về vị trí địa lý giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như mối quan hệ thương mại giữa hai quốc gia; hai là, do sự tương đồng về thể chế chính trị của Việt Nam và Trung Quốc.

Đặc khu Thâm Quyến (thuộc tỉnh Quảng Đông) là đơn vị hành chính tương đương cấp huyện, nhưng được trao thẩm quyền kinh tế tương đương cấp tỉnh. Chính quyền thành phố Thâm Quyến gồm: Đại hội đại biểu nhân dân thành phố (Nhân đại) và Chính phủ nhân dân (đứng đầu là Thị trưởng).

Để quản lý đặc khu Thâm Quyến, cũng như các ĐKKT khác, Trung Quốc thành lập “Văn phòng phụ trách các đặc khu kinh tế” với hai chức năng: chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát hoạt động của các ĐKKT và tham mưu cho chính quyền Trung ương trong việc ban hành cơ chế, chính sách về ĐKKT. Ở cấp tỉnh, chính quyền tỉnh Quảng Đông thành lập “Ủy ban quản lý các đặc khu kinh tế” để hỗ trợ cho chính quyền Quảng Đông trong việc quản lý và hướng dẫn về thực thi chính sách cho các ĐKKT, trong đó có Thâm Quyến. Ở đặc khu Thâm Quyến, cơ cấu tổ chức của chính quyền gồm 32 bộ phận: Văn phòng tổng hợp của chính quyền huyện Thâm Quyến; Ủy ban Cải cách và phát triển; Ủy ban Thông tin, thương mại và kinh tế; Ủy ban Khoa học, công nghệ và đổi mới; Ủy ban Tài chính; Ủy ban Quản lý nguồn lực, đất đai và kế hoạch; Ủy ban Môi trường, tái định cư; Ủy ban Giao thông; Ủy ban Y tế, kế hoạch hóa gia đình; Phòng giáo dục; Công an; Thanh tra; Phòng Các vấn đề xã hội; Phòng Tư pháp; Phòng Lao động và xã hội; Phòng Thể thao, văn hóa và du lịch; Phòng Kiểm toán Thâm Quyến; Phòng Giám sát công sản; Phòng Xây dựng và nhà ở; Phòng Quản lý nguồn nước; Thuế; Giám sát thị trường; Phòng Dược; Phòng Thống kê; Phòng Quản lý đô thị; Phòng Khí tượng thủy văn; Văn phòng cảng Thâm Quyến; Cơ quan lập pháp Thâm Quyến; Văn phòng đối ngoại; Văn phòng quan hệ với Đài Loan; Cơ quan quản lý các vấn đề khẩn cấp; Phòng Dịch vụ và phát triển tài chính [64, tr. 66-67].

Về các chính sách ưu đãi được áp dụng tại đặc khu Thâm Quyến:

Chính quyền đặc khu Thâm Quyến đã tích cực xây dựng một chính quyền theo hướng dịch vụ. Thâm Quyến đã tận dụng đầy đủ những lợi thế của một ĐKKT khi được trao quyền lập pháp để xây dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng và minh bạch và thoải mái với nhiều chính sách ưu đãi nổi bật như:

Miễn thuế xuất nhập khẩu đối với mọi hàng hòa nhập khẩu vào đặc khu Thâm Quyến và từ đặc khu Thâm Quyến xuất khẩu ra bên ngoài.

Áp dụng mức thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng… thấp hơn nhiều so với nội địa và Hồng Kông.

Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho các ngành công nghệ cao trong 02 năm và giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực này cho 08 năm tiếp theo. Các doanh nghiệp kỹ thuật cao được miễn thuế tài sản trong 05 năm.

Giảm 50% tiền thuê đất cho các doanh nghiệp mới thành lập.

Giao cho các cá nhân, tổ chức được thuê đất trong thời hạn không quá 70 năm và áp dụng giá thuê đất ưu đãi, chỉ bằng 30% đến 50% giá thuê đất trong nội địa [6, tr. 12].

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 69 - 71)