Đặc điểm của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 41 - 43)

- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác

2.1.2.Đặc điểm của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

và hoạt động của ĐVHC-KTĐB là hoạt động tạo ra mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, thông qua việc xác định vị trí pháp lý, chức năng, cơ cấu và cơ chế hoạt động của ĐVHC-KTĐB.

2.1.2. Đặc điểm của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Do tính chất đặc biệt cả về mặt hành chính và kinh tế của ĐVHC-KTĐB, nên việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị này cũng mang nhiều đặc trưng, khác biệt với việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị hành chính lãnh thổ tương đương khác.

Một là, về thẩm quyền quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB.

Việc xác định thẩm quyền quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB thuộc về Quốc hội đã được nhắc đến nhiều lần trong Hiến pháp. Khoản 9 điều 70 Hiến pháp năm 2013 quy định: Quốc hội có thẩm quyền “quyết định thành lập, bãi bỏ bộ, cơ quan ngang bộ của Chính phủ; thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, đơn vị hành chính -

kinh tế đặc biệt; thành lập, bãi bỏ cơ quan khác theo quy định của Hiến pháp và luật” [93]. Khoản 1 điều 110 Hiến pháp năm 2013 cũng một lần nữa khẳng định: “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập” [93]. Nội dung này tiếp tục được ghi nhận trong Điều 74 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015: “Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập” [99]. Toàn bộ cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của chính quyền địa phương ở ĐVHC-KTĐB do Quốc hội quy định: “Số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân, số lượng thành viên Ủy ban nhân dân, cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định khi thành lập đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó” (Khoản 2 Điều 75 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015). Việc quy định thẩm quyền quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB thuộc về Quốc hội tiếp tục được thể hiện trong Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (tại Điều 14).

Thẩm quyền quyết định thành lập ĐVHC-KTĐC thuộc Quốc hội là một đặc điểm cơ bản khiến việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị này khác biệt so với việc xây dựng các đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh. Đối với các đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, thì thẩm quyền quyết định thành lập các đơn vị này thuộc về Ủy ban Thường vụ Quốc hội – cơ quan thường trực của Quốc hội. Khoản 8 Điều 74 Hiến pháp năm 2013 quy định Ủy ban thường vụ Quốc hội có quyền: “Quyết định thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương” [93]. Quy định trên cũng được ghi nhận tại Điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014.

Việc quy định Quốc hội – cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam – là cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập các ĐVHC-KTĐB đã thể hiện vị trí của đơn vị này trong hệ thống các đơn vị hành chính lãnh thổ ở nước ta và cũng thể hiện tính chất quan trọng của việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị này so với việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh khác.

Hai là, về trình tự, thủ tục quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB.

Theo Điều 76 Luật Tổ chức chính quyền địa phương, trình tự, thủ tục quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB được quy định rất chặt chẽ, gồm nhiều giai đoạn khác nhau, với sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Có thể khái quát trình tự, thủ tục quyết định thành lập ĐVHC-KTĐB thành bốn giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn 1: Chính phủ xây dựng đề án thành lập ĐVHC-KTĐB trình Quốc hội. Đề án thành lập ĐVHC-KTĐB phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Giai đoạn 2: Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án thành lập ĐVHC-KTĐB do Chính phủ trình. Trong trường hợp cần thiết, Quốc hội thành lập Ủy ban lâm thời để thẩm tra đề án thành lập ĐVHC-KTĐB.

Giai đoạn 3: Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về đề án thành lập ĐVHC-KTĐB trước khi trình Quốc hội.

Giai đoạn 4: Quốc hội xem xét, thông qua đề án thành lập ĐVHC-KTĐB theo quy trình tại một hoặc nhiều kỳ họp Quốc hội.

Trong khi đó, trình tự, thủ tục quyết định thành lập một đơn vị hành chính cấp huyện được quy định đơn giản hơn.

Giai đoạn 1: Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính dưới cấp tỉnh (Khoản 2 Điều 23 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015).

Giai đoạn 2: Ủy ban của Quốc hội thẩm tra đề án về việc thành lập đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (Khoản 2 Điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014).

Giai đoạn 3: Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định thành lập đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo đề nghị của Chính phủ (Khoản 2 Điều 56 Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014).

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 41 - 43)