Gợi ý tham khảo cho Việt Nam

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 73 - 79)

- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác

2.3.2.Gợi ý tham khảo cho Việt Nam

Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn xây dựng mô hình ĐKKT, KKTTD và các mô hình tương tự khác của các quốc gia thành công trên thế giới có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB:

Một là, lựa chọn đơn vị hành chính có vị trí thuận lợi, có khả năng liên kết

với các trung tâm kinh tế trong khu vực và trên thế giới.

Yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của các ĐKKT trên thế giới là vị trí chiến lược của các đặc khu này. Khả năng liên kết với các trung tâm thương mại chủ chốt trong và ngoài nước là yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển trao đổi thương mại, thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như việc lan truyền ảnh hưởng của các ĐKKT đến các vùng khác trong quốc gia. Nếu không có đủ các liên kết, các ĐKKT “sẽ chỉ tạo ra một số thu nhập thêm cho nước chủ nhà mà không phát triển tất cả tiềm năng đặc biệt, không thể phát huy lợi thế cực tăng trưởng” [51, tr. 48].

Thâm Quyến được lựa chọn trở thành đặc khu đầu tiên của Trung Quốc vì vị trí đặc biệt của mình. Thâm Quyến nằm giáp Hồng Kông – nơi có chung ngôn ngữ (tiếng Quảng Đông), chung văn hóa và dân tộc, nhưng lại có giá nhân công, đất đai rẻ hơn nhiều, vì thế có thể dễ dàng thu hút nguồn vốn đầu tư dồi dào, học hỏi khoa học công nghệ và kỹ năng quản lý từ các chuyên gia của Hồng Kông, cũng như xuất khẩu hàng hóa sang Hồng Kông và đi các nước. Tương tự như Thâm Quyến, Incheon được chọn trở thành KKTTD là vì điều kiện vị trí thuận lợi. Incheon nằm ở giữa bán đảo Hàn Quốc, trung tâm của biển Hoàng Hải, gần với nhiều thành phố quan trọng của Trung Quốc (như Bắc Kinh, Thượng Hải) và Nhật Bản. Ngoài ra, Incheon chỉ

cách sân bay quốc tế Incheon - sân bay lớn thứ tư thế giới - 20 phút di chuyển bằng xe ôtô. Sân bay quốc tế Incheon nằm trên tuyến đường hàng không Bắc Thái Bình Dương kết nối Đông Bắc và Tây Bắc Á, Bắc Mỹ và ở tuyến đầu của tuyến đường hàng không Xibêri kết nối với châu Âu và Đông Bắc Á. Bên cạnh sân bay quốc tế Incheon, cảng Incheon giúp cho KKTTD Incheon khả năng thông thương với các cảng quốc tế từ hơn 180 nước trên thế giới... Đây là điều kiện thuận lợi để KKTTD Incheon hình thành mạng lưới vận tải biển, hàng không và hậu cần.

Hai là, lựa chọn phát triển ngành nghề phù hợp với tiềm năng để tạo lợi

thế cạnh tranh của từng ĐKKT, KKTTD.

Kinh nghiệm của các nước cho thấy, cần có sự lựa chọn ngành nghề ưu tiên phát triển tại các ĐKKT, KKTTD khác nhau để phù hợp với đặc điểm, tình hình và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của từng ĐKKT, KKTTD. Mục đích của việc thành lập các ĐKKT, KKTTD là nhằm cạnh tranh với các quốc gia khác trong thu hút đầu tư nước ngoài, chứ không phải là để tạo ra sự cạnh tranh với các đơn vị hành chính khác trong nước. Vì vậy, nếu không tìm ra được ngành nghề trọng điểm, có ưu thế riêng của từng ĐKKT, KKTTD để phát triển thành ngành nghề mũi nhọn thì nguy cơ cạnh tranh lẫn nhau, làm giảm sức hút đầu tư là rất lớn.

Ở Trung Quốc, mỗi ĐKKT có những ngành nghề mũi nhọn riêng. Nếu đặc khu Thâm Quyến, Thượng Hải là trung tâm thương mại tự do, tài chính, công nghệ cao, dịch vụ logistics hàng không, cảng biển, thì đặc khu Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn tập trung phát triển các ngành công nghiệp sản xuất, dịch vụ, còn đặc khu Hải Nam phát triển nông nghiệp, dịch vụ nông nghiệp, chế biến sản phẩm nông nghiệp. Tương tự như vậy, trong khi KKTTD Incheon tập trung vào dịch vụ

logistics, kinh doanh dịch vụ, du lịch và giải trí, công nghệ cao thì các KKT khác tại Hàn Quốc lại khai thác các ngành, nghề khác.

Ba là, có luật riêng điều chỉnh tổ chức và hoạt động của ĐKKT, KKTTD.

Hiện nay, trên thế giới có hai cách thức luật hóa vấn đề tổ chức và hoạt

động của các ĐKKT và các mô hình tương tự. Một là, một số quốc gia ban hành một đạo luật chung điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các ĐKKT trong cả nước

như: Ấn Độ, Nhật Bản, Cộng hòa liên bang Nga… Hai là, một số quốc gia ban hành từng đạo luật riêng áp dụng với từng ĐKKT như: Trung Quốc, Hàn Quốc… Dù sử dụng cách thức nào thì các quốc gia thành công trên thế giới trong việc xây dựng ĐKKT đều công nhận sự cần thiết của việc tạo cơ sở pháp lý cho việc thành lập các đặc khu. Tổ chức và hoạt động của ĐKKT, KKTTD là một mô hình đơn vị hành chính có tính chất đặc biệt quan trọng trong các đơn vị hành chính lãnh thổ của quốc gia. Vì vậy, các ĐVHCKTĐB phải được ghi nhận và điều chỉnh trong các văn bản luật, chứ không phải là trong các văn bản dưới luật.

Bốn là, cần có lộ trình phát triển các ĐKKT, KKTTD thích hợp, tuân thủ

quy hoạch phát triển.

Một trong những mục đích xây dựng các ĐKKT, KKTTD là nhằm tạo môi trường thử nghiệm thể chế hành chính, thể chế kinh tế vượt trội để nhân rộng mô hình thành công trên cả nước. Vì vậy, không nên thành lập ồ ạt các ĐKKT, KKTTD, mà cần lựa chọn và phân bố các đơn vị này theo từng giai đoạn, phù hợp với chiến lược phát triển KT-XH và lộ trình thích hợp. Đây cũng là kinh nghiệm của Trung Quốc khi xây dựng các ĐKKT. Với quan điểm phát triển ĐKKT theo nhiều tầng nấc, “dò đá qua sông”, “từ điểm đến diện”, Trung Quốc chủ trương không cùng một lúc phát triển các loại hình ĐKKT một cách đồng đều tại các khu vực trên cả nước, mà phải có sự lựa chọn, tập trung vào một số địa bàn trọng điểm, có lợi thế so sánh vượt trội. Sau khi ĐKKT đó hoạt động hiệu quả mới tiếp tục nhân rộng mô hình này sang các địa phương khác. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng, bởi việc xây dựng các ĐKKT, KKTTD đòi hỏi đầu tư lớn cả về thời gian, công sức và tài chính của Nhà nước và của nhân dân. Nếu xây dựng ồ ạt các ĐKKT, KKTTD trên cả nước, không theo quy hoạch phát triển tổng thể thì nguy cơ thất bại lớn, gây thiệt hại đáng kể cho Nhà nước và nhân dân.

Năm là, có cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội, tạo khả năng cạnh tranh toàn cầu.

Để thu hút các nhà đầu tư, các ĐKKT trên thế giới đều coi việc thiết lập cơ chế, chính sách ưu đãi hấp dẫn là giải pháp quan trọng, cần thiết. Hầu hết các ĐKKT

trên thế giới đều áp dụng các chính sách ưu đãi về tài chính (như miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu hàng hóa, thuế nhập khẩu hàng hóa, thuế giá trị gia tăng…), ưu đãi về đất đai, ưu đãi về xuất nhập cảnh… Những ưu đãi này phải có tính chất vượt trội so với các đơn vị hành chính khác trên cả nước và có tính chất cạnh tranh với các nước trong khu vực và trên thế giới mới tạo được sức hút với các nhà đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, vấn đề các nhà đầu tư quan tâm là những chính sách ưu đãi được áp dụng tại các ĐKKT phải được thông báo công khai và đảm bảo tính ổn định.

Sáu là, bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu quả, tự chủ cao; thủ tục hành

chính đơn giản, thuận tiện và minh bạch.

Để bảo đảm các ĐKKT, KKTTD có thể hoạt động hiệu quả, phát huy được vai trò là đầu tàu kinh tế, là phòng thí nghiệm thể chế và quản lý thì bộ máy quản lý nhà nước nói chung và các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng trên địa bàn phải được tổ chức một cách gọn nhẹ, ít tầng nấc, phù hợp với tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của từng đơn vị. Bên cạnh đó, theo tổ chức Ngân hàng thế giới, “một yếu tố chính góp phần vào kết quả của các đặc khu kinh tế là tính tự chủ và hiệu quả của cơ quan chịu trách nhiệm điều hành đặc khu kinh tế” [158, tr. 56]. Chính quyền ở các ĐKKT, KKTTD phải được tự chủ đầy đủ, đặc biệt là về hoạch định chính sách, nhân sự, ngân sách. Đây là yếu tố mấu chốt giúp chính quyền ĐKKT, KKTTD có thể phát huy tối đa sức sáng tạo, linh hoạt và chủ động, tạo hiệu quả quản lý cao.

Ngoài ra, một khía cạnh quyết định khả năng thành công của các ĐKKT, KKTTD là việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính (như cắt giảm một số loại giấy phép, áp dụng chế độ phê duyệt giấy phép tự động trong một khoảng thời gian nhất định, áp dụng thủ tục hành chính “một cửa”...) nhằm tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. Các chuyên gia của Ngân hàng Thế giới đã khẳng định: “Các đặc khu kinh tế không thể và không nên cạnh tranh trên cơ sở các ưu đãi về tài chính mà phải phân biệt về cơ sở vật chất, dịch vụ và quan trọng nhất là các thủ tục hành chính hợp lý” [58, tr. 58]. Ở nhiều quốc gia, quá trình kiểm tra, phê duyệt đầu tư đã được chuyển từ đánh giá

từng trường hợp cụ thể sang một quy trình đăng ký đầu tư đơn giản, đáp ứng các tiêu chí xác định rõ ràng. Hầu hết các ĐKKT thành công trên thế giới đã áp dụng mô hình chính phủ điện tử và chế độ giải quyết thủ hành chính theo cơ chế “một cửa”.

Đặc khu Thâm Quyến và KKTTD Incheon đã thực hiện rất tốt điều này. Theo điều tra, năm 1986, để lập một dự án công nghiệp khoa học kỹ thuật cao ở Thâm Quyến, cần có 13 ngành phê duyệt, thu phí hơn 30 khoản, đóng hơn 50 con dấu, thời gian ít nhất là 6 tháng [51, tr. 73]. Sau đó, chính quyền Thâm Quyến đã nhanh chóng cải cách thủ tục hành chính. Thâm Quyến là thành phố đầu tiên của Trung Quốc thiết lập hệ thống phê duyệt thủ tục trong 24 giờ.

Bảy là, xây dựng môi trường sống văn minh, hiện đại, an toàn và đạt đẳng

cấp quốc tế.

Các dự án đầu tư nước ngoài vào các ĐKKT, KKTTD thường có quy mô lớn và thời hạn dài. Vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt đến môi trường sống tại các đơn vị này. Các ĐKKT, KKTTD cần đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, đảm bảo môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp và hài hòa để tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài. Môi trường sống an toàn, tiện nghi cũng là yếu tố hấp dẫn thu hút những nhân lực chất lượng cao đến sinh sống và làm việc tại đây. Bên cạnh đó, thực tiễn cho thấy, môi trường của các ĐKKT, KKTTD được bảo đảm sẽ tác động tích cực đến môi trường của các khu vực lân cận.

Nhận thức rõ được điều này, chính quyền đặc khu Thâm Quyến và KKTTD Incheon đã chú trọng cải tạo các công trình dân sinh và môi trường sinh thái theo đúng tiêu chuẩn quốc tế để đáp ứng điều kiện cư trú cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tại KKTTD Incheon, nhiều trường quốc tế (như trường quốc tế Chadwick Songdo, trường ngoại ngữ Cheongna Dalton…) đã được xây dựng. Bên cạnh đó, Incheon đã thành lập các cơ sở y tế đẳng cấp thế giới để cung cấp môi trường y tế và phúc lợi chất lượng cao cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tại đây, một loạt các khu dân cư dành riêng cho người nước ngoài được xây dựng với các công trình giải trí và văn hóa, trung tâm mua sắm... phức hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiểu kết chương 2

Do là mô hình mới, nên việc xây dựng các ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam còn phát sinh nhiều tranh luận giữa các cơ quan, tổ chức, các nhà nghiên cứu và người dân. Những tranh luận này tập trung vào hai vấn đề chính: sự cần thiết thành lập ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam; mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐVHC-KTĐB (trong đó trọng tâm là mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị này). Để giải quyết những vấn đề chưa thống nhất trong nhận thức về việc xây dựng ĐVHC-KTĐB, tác giả đã phân tích, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ sở cho việc xây dựng mô hình này. Từ việc phân tích khái niệm ĐVHC- KTĐB và khái niệm các mô hình đơn vị hành chính có tính chất đặc biệt khác như: ĐKKT, ĐKHC, tác giả đã xác định được những đặc trưng cơ bản của ĐVHC-KTĐB để phân biệt mô hình độc đáo này của Việt Nam so với các mô hình khác trên thế giới và chỉ ra sự cần thiết của việc thành lập đơn vị này ở Việt Nam hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã xây dựng khung lý thuyết về xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, trong đó chỉ ra khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc, nội dung và những điều kiện đảm bảo cho việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các đơn vị này. Đây là nền tảng lý thuyết để các cơ quan có thẩm quyền triển khai xây dựng mô hình này trên thực tế.

Chương 3

THỰC TRẠNG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNGCỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT

VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠTĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH – KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 73 - 79)