- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, gồm: báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật ĐVHCKTĐB Vân Đồn,
4.2.2.2. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Công tác kiểm tra, đánh giá, đôn đốc, uốn nắn những lệch lạc (nếu có) có ý nghĩa quan trọng trong quá trình xây dựng các mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐVHC-KTĐB. Tuy nhiên, trong thời gian qua, hoạt động kiểm tra, đôn đốc chưa được chú trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực đến tiến độ và chất lượng xây dựng các mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐVHC-KTĐB. Vì vậy, trong thời gian tới, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát quá trình này.
Ban Kinh tế Trung ương cần phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ban Nội chính Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng thường xuyên, liên tục theo dõi, kiểm tra, giám sát Đảng đoàn Quốc hội trong việc xây dựng, thảo luận Luật ĐVHC-KTĐB; theo dõi, kiểm tra, giám sát Ban cán sự đảng Chính phủ trong việc chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành và Ban cán sự đảng UBND của ba tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang trong xây dựng các đề án thành lập ĐVHC-KTĐB Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc. Việc kiểm tra, giám sát chú trọng cả yêu cầu về quán triệt chủ trương của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; quy trình xây dựng và chất lượng dự thảo Luật ĐVHC-KTĐB, từng đề án ĐVHC-KTĐB; tiến độ thực hiện công việc. Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ và các UBND tỉnh được giao xây dựng đề án. Trong quá trình kiểm tra, giám sát, kịp thời biểu dương những tổ chức, cá nhân làm tốt; nếu phát hiện thấy có sự lệch lạc trong nhận thức, cách làm và chậm trễ tiến độ, cần uốn nắn, đôn đốc, quy rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân và báo cáo cấp có thẩm quyền.
Qua theo dõi, kiểm tra, giám sát, nếu thấy có những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau, trái ngược nhau, hoặc có dư luận xã hội đặt vấn đề nghi vấn, cần tổ chức các cuộc đối thoại thẳng thắn giữa những cán bộ có thẩm quyền đại diện các bên để đi đến sự thống nhất, hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền về những nội dung không đạt được sự thống nhất giữa các bên, không để công việc bị chậm trễ, chìm lắng.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cần tăng cường thực hiện chức năng giám sát, phản biện xã hội của mình, đồng thời vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tích cực phát huy quyền làm chủ, vai trò giám sát của nhân dân trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB. Để Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội (trước hết là cấp Trung ương và cấp tỉnh) thực hiện được chức năng giám sát, phản biện xã hội đối với dự thảo Luật ĐVHC-KTĐB và các đề án ĐVHC-KTĐB, các cơ quan soạn thảo phải cung cấp đầy đủ, kịp thời các tài liệu, thông tin cần thiết cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các ban chấp hành tổ chức chính trị - xã hội theo quy định tại Quyết định số 217- QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành “Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội” và Quyết định số 218-QĐ/TW ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành bản "Quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền".