Bảo đảm phát triển bền vững và hiệu quả của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 54 - 56)

- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác

2.2.1.5.Bảo đảm phát triển bền vững và hiệu quả của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt

chính - kinh tế đặc biệt

Trong nhiều văn kiện của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn nhấn mạnh mối quan hệ mật thiết giữa tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội. Tăng trưởng kinh tế là điều kiện tiền đề để thực hiện công bằng xã hội; ngược lại, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là động lực, điều kiện quan trọng có tác dụng thúc đẩy, bảo đảm tăng trưởng kinh tế cao, bền vững. Đại hội X của Đảng đã nêu:

Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển; tăng trưởng kinh tế đi đôi với phát triển văn hóa, y tế, giáo

dục..., giải quyết tốt các vấn đề xã hội vì mục tiêu phát triển con người. Thực hiện chế độ phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và thông qua phúc lợi xã hội [28, tr. 77-78].

Trong xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB, nguyên tắc phát triển bền vững đòi hỏi tăng trưởng kinh tế phải đặt trong mối quan hệ với việc thực sự nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại các ĐVHC- KTĐB. Để thực hiện được nguyên tắc này cần:

Một là, bên cạnh các chính sách ưu đãi về kinh tế, các ĐVHC-KTĐB cần

xây dựng các chính sách xã hội để hình thành một hệ thống phúc lợi xã hội nhằm bảo đảm sự hài hòa trong phân phối lợi ích do tăng trưởng kinh tế đem lại; hạn chế sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo, góp phần giải quyết các vấn đề xã hội.

Hai là, những cơ chế, chính sách phát triển kinh tế được áp dụng trên địa

bàn các ĐVHC-KTĐB phải đem lại lợi ích cho nhân dân ở khu vực này (đặc biệt là đối với các nhóm đối tượng yếu thế), góp phần từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Ba là, khi xây dựng các ĐVHC-KTĐB cần bảo đảm việc khai thác và sử

dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên tại các khu vực này.

Bốn là, phát triển KT-XH phải luôn đi liền với coi trọng bảo vệ và cải thiện môi trường, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Khi thành lập các ĐVHC-KTĐB, nhiều dự án lớn sẽ được thực hiện. Điều này dẫn đến nguy cơ suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên (đặc biệt là tài nguyên biển, đảo và rừng phòng hộ ở các khu vực này) và nguy cơ ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, các ĐVHC-KTĐB được thí điểm lựa chọn hiện nay đều là các đảo, bán đảo hoặc nằm ở ven biển, là những khu vực chịu sự tác động lớn của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng nước biển dâng. Vì vậy, khi xây dựng các ĐVHC-KTĐB cần bảo đảm giảm thiểu tác động tới môi trường, bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học ở các khu vực này.

Nội dung nguyên tắc bảo đảm tính hiệu quả được thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau:

Một là, khi xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi áp dụng tại các ĐVHC-

KTĐB cần đảm bảo không ưu đãi dàn trải, mà chỉ tập trung vào các ngành, nghề ưu tiên phát triển của từng ĐVHC-KTĐB. Việc thực hiện tốt nguyên tắc này sẽ giúp hạn chế cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa các ĐVHCKTĐB với nhau và giữa các ĐVHC-KTĐB với các mô hình khác đang tồn tại trong cả nước (các KCN, KCX, khu công nghệ cao, KKT).

Hai là, muốn phát triển các ĐVHC-KTĐB phải có cơ chế đặc biệt, đột phá về thể chế, nhưng việc đưa ra chính sách ưu đãi gì, mức độ ưu đãi đến đâu cũng là vấn đề cần được nghiên cứu nghiêm túc và cẩn trọng. Các chính sách ưu đãi cần bảo đảm nguyên tắc hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm, phát huy lợi thế của từng ĐVHC-KTĐB; phù hợp với chủ trương của Đảng, chiến lược phát triển KT-XH của đất nước. Cần tránh tình trạng thu hút đầu tư bằng mọi giá dẫn đến nguy cơ các nhà đầu tư lạm dụng các ưu đãi tại các khu vực này, gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 54 - 56)