- Báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, gồm: báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong dự án Luật ĐVHCKTĐB Vân Đồn,
4.2.4.2. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
tổ chức và hoạt động của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Trong thời gian qua, các cơ quan có thẩm quyền tham gia xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB đã phối hợp với chính quyền một số đặc khu trên thế giới để tổ chức đến tham quan, học hỏi mô hình của các đặc khu này. Nhiều hội thảo khoa học nghiên cứu xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB đã được tổ chức với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học quốc tế. Quá trình lập quy hoạch phát triển ĐVHC-KTĐB Vân Đồn, Bắc Vân Phong đều đã được tư vấn thiết kế bởi các tổ chức có uy tín của nước ngoài.
Trong thời gian tới, để xây dựng thành công mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam, cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này. Các cuộc tham quan, khảo sát các mô hình đơn vị hành chính, kinh tế có tính chất đặc biệt của các nước cần được tiến hành có chiều sâu và hiệu quả hơn. Đặc biệt, khi lựa chọn mô hình ĐKKT, KKTTD… của nước ngoài để nghiên cứu phải chú ý các mô hình đáp ứng được các tiêu chuẩn:
Một là, bảo đảm tính chất hiện đại, với bộ máy và cách thức và trình độ quản trị cao, theo tiêu chuẩn quốc tế, phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và môi trường sinh thái bền vững. Trên thế giới, mô hình ĐKKT, KKTTD đã hình thành từ năm 1942. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, đến nay những quốc gia thành công trong việc duy trì các mô hình này đều lựa chọn mô hình các ĐKKT, KKTTD thế hệ mới. Trung Quốc - quốc gia được đánh giá là thành công
nhất trong xây dựng các ĐKKT - cũng đã nhiều lần cải tiến mô hình đặc khu Thâm Quyến và các ĐKKT khác theo mô hình đặc khu thế hệ thứ ba. Vì vậy, khi lựa chọn tham khảo kinh nghiệm của nước ngoài, Việt Nam nên học hỏi mô hình mới nhất, phù hợp với sự phát triển chung của các đặc khu trên thế giới, chẳng hạn: mô hình đặc khu Tiền Hải, khu mới Hùng An (Trung Quốc) mới được thành lập năm 2017, KKTTD Incheon (Hàn Quốc), các đặc khu chiến lược quốc gia của Nhật Bản…
Hai là, các mô hình này phải có các yếu tố lịch sử, văn hóa, pháp lý, chính
trị, trình độ quản trị quốc gia, điều kiện KT-XH của quốc gia tương đối tương đồng với Việt Nam để có thể cân nhắc lựa chọn mô hình (hoặc từng khía cạnh của mỗi mô hình) cho phù hợp và có tính khả thi cao.
Bên cạnh việc tham quan, khảo sát các mô hình của nước ngoài, các cơ quan Trung ương và ba địa phương Quảng Ninh, Khánh Hòa, Kiên Giang cần tăng cường phối hợp với các công ty tư vấn nước ngoài, các hiệp hội chuyên gia quốc tế trong việc xây dựng quy hoạch tổng thể và chi tiết, đề án thành lập và phát triển các ĐVHC-KTĐB, đồng thời đẩy mạnh việc tham vấn các tổ chức quốc tế (như Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển châu Á…) trong việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB ở Việt Nam.