Nguyễn Thị Ngọc Lan, “Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tổ chức các đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”, [63] Trong bài viết này, tác giả đã khá

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 27)

đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt”, [63]. Trong bài viết này, tác giả đã khái

quát lịch sử tổ chức các đơn vị hành chính lãnh thổ đặc thù ở Việt Nam và khẳng định sự cần thiết của việc xây dựng các ĐVHC-KTĐB để tạo các cực tăng trưởng và thử nghiệm thể chế. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Ngọc Lan cũng đã trình bày thực tiễn triển khai thành lập các ĐVHC-KTĐB Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bắc Vân Phong (tỉnh Khánh Hòa) và Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đến thời điểm tháng 4-2016.

- Trần Anh Tuấn, “Tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính -

kinh tế đặc biệt”, [131]; “Mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt” [130]. Trong các bài viết này, từ kinh nghiệm các

nước và Việt Nam, tác giả phân tích, luận giải, làm rõ đặc điểm, điều kiện thành lập và gợi ý lựa chọn mô hình, hướng tổ chức, nguyên tắc và yêu cầu trong tổ chức chính quyền địa phương ở ĐVHC-KTĐB. Theo tác giả, mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở ĐVHC-KTĐB chỉ gồm cơ quan hành chính đặc khu với Trưởng đặc khu là người đứng đầu (có hai phó) với cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính gồm các cơ quan chuyên môn tham mưu và các khu hành chính. Trưởng đặc khu do Thủ tướng Chính phủ tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, tiến tới có thể giao Chủ tịch UBND tỉnh tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm.

- Đinh Thanh Tùng, “Một góp ý về mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc

của Đảng và Nhà nước về phát triển ĐVHC-KTĐB. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra góp ý về nguyên tắc và tổ chức bộ máy của ĐVHC-KTĐB. Theo tác giả, việc tổ chức ĐVHC-KTĐB cần dựa trên bốn nguyên tắc: một là, Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ; hai là, thực hiện nhất thể hóa một số chức danh; thu gọn đầu mối bằng cách giải thể hoặc sáp nhập một số cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (MTTQVN) và các tổ chức chính trị - xã hội; ba là, phân định rõ hơn chức năng quản lý nhà nước và chức năng dịch vụ hành chính công; bốn là, ĐVHC-KTĐB là một cấp hành chính trực thuộc tỉnh, có quyền “tự quản cao”.

- TS Lê Thu Hà, “Tổ chức tòa án tại đặc khu hành chính – kinh tế đặc biệt”,

[41]. Trên cơ sở giới thiệu khái quát lịch sử tổ chức hệ thống tòa án ở các đơn vị hành chính lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam từ năm 1959 đến nay, tác giả đã đề xuất mô hình tổ chức tòa án nhân dân tại các ĐVHC-KTĐB, cụ thể như sau: một

là, chỉ thành lập tòa án nhân dân cấp sơ thẩm ở đơn vị này; hai là, cơ cấu, tổ

chức của tòa án nhân dân tại đơn vị này như một tòa án nhân dân cấp huyện và phải chú trọng thẩm phán kinh tế, hành chính, lao động; ba là, cho phép các nhà đầu tư tại đặc khu thỏa thuận lựa chọn thủ tục xét xử rút gọn đối với những vụ án đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

Một phần của tài liệu XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH - KINH TẾ ĐẶC BIỆT Ơ VIỆT NAM HIỆN NAY (Trang 26 - 27)