- TS Bùi Đức Hiển, “Thực trạng các quy định về bảo vệ môi trường trong Dự thảo Luật Tổ chức đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt ”, [46] Trong bài viết này, tác
2.2.1.4. Vừa bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước, vừa phát huy tính ưu trội, đặc thù của đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt
huy tính ưu trội, đặc thù của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt
Như đã phân tích, ĐVHC-KTĐB phải thể hiện tính chất đặc biệt về mặt hành chính và kinh tế. Về mặt hành chính, ĐVHC-KTĐB phải có bộ máy hành chính khác biệt so với các đơn vị hành chính khác trên cả nước. Hệ thống chính trị của ĐVHC-KTĐB phải tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, trong đó bộ máy hành chính phải có thẩm quyền mạnh. Về mặt kinh tế, các ĐVHC-KTĐB phải được áp dụng thể chế kinh tế vượt trội so với thể chế kinh tế hiện tại được áp dụng trong cả nước. Yêu cầu về tính ưu trội của ĐVHC-KTĐB cũng đã được đưa ra trong Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 03-6-2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN: “Xây dựng một số đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt với thể chế vượt trội để tạo cực tăng trưởng và thử nghiệm đổi mới, hoàn thiện tổ chức bộ máy thuộc hệ thống chính trị” [35, tr. 47].
Tuy nhiên, bên cạnh phát huy tính ưu trội của mình, việc xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của ĐVHC-KTĐB vẫn phải bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính quốc gia; đảm bảo Chính phủ “thống nhất quản lý về kinh
tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội” (khoản 3 Điều 96 Hiến pháp năm 2013) và “thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia” (khoản 5 Điều 96 Hiến pháp năm 2013).
Ngoài việc đảm bảo tính thống nhất trong quản lý nhà nước, ĐVHC- KTĐB còn phải “có chính quyền địa phương được tổ chức phù hợp với đặc điểm, yêu cầu, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt đó” (Điều 74 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015).
Như vậy, nguyên tắc này đòi hỏi:
Một là, cơ cấu, tổ chức của chính quyền địa phương của các ĐVHC-KTĐB không hoàn toàn giống nhau. Mỗi ĐVHC-KTĐB, do có đặc điểm riêng biệt về vị trí địa - chính trị, điều kiện tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, yêu cầu và mục tiêu phát triển…, nên cần được tổ chức khác nhau cho phù hợp với thực tiễn của mỗi đơn vị. Nguyên tắc đảm bảo tính đa dạng không cho phép áp dụng một cách rập khuôn, máy móc khi xây dựng mô hình tổ chức và hoạt động của các ĐVHC-KTĐB.
Hai là, chính sách và việc áp dụng các chính sách phát triển KT-XH của các ĐVHC-KTĐB không hoàn toàn giống nhau. Ngoài các chính sách áp dụng chung đối với các ĐVHC-KTĐB trên cả nước, từng ĐVHC-KTĐB còn được áp dụng những chính sách đặc thù để phát triển các ngành, nghề ưu tiên phù hợp với đặc điểm, tình hình và phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế so sánh của từng ĐVHC-KTĐB.