Giải quyết vấn đề này và giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ chính của luận văn, chúng tôi lấy cú (clause) làm đơn vị nghiên cứu thơ (cụ thể là nghiên

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 26 - 27)

3. Đơn vị nghiên cứu hành động cầu khiến trong thơ tình

3.3. giải quyết vấn đề này và giải quyết yêu cầu, nhiệm vụ chính của luận văn, chúng tôi lấy cú (clause) làm đơn vị nghiên cứu thơ (cụ thể là nghiên

luận văn, chúng tôi lấy (clause) làm đơn vị nghiên cứu thơ (cụ thể là nghiên cứu hành động cầu khiến trong thơ).

Trước hết, về khái niệm cú: Trong ngữ pháp Tiếng Việt, cú xuất hiện lần đầu tiên trong cuốn Khảo luận về Ngữ pháp Việt Nam của Trương Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê, năm 1963. Thuật ngữ cú được hai nhà nghiên cứu xác định thông qua thuật ngữ sự tình (states of affairs). Sự tình là một việc xảy ra (hoặc ta có thể nhận thấy), mà trong mỗi việc (sự tình) có một sự vật đóng vai trò chủ thể: Tôi là chủ thể việc “tôi đi coi hát”, áo anh là chủ thể việc “áo anh dài quá”, mồng mười tháng ba là chủ thể việc“mồng mười tháng ba là ngày giỗ tổ”

[23].

Xét về nghĩa, câu (Nôm) và cú (Hán Việt) thường đồng nghĩa với nhau. Riêng về ngữ pháp, vì chưa đặt ra được tiếng mới nên các nhà ngôn ngữ học vẫn gọi là cú và dùng hai tiếng với nghĩa khác nhau. được dùng phân biệt với câu như trong cách xác định sau đây của Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê: Trong cùng một câu diễn tả nhiều sự tình, thì mỗi tổ hợp diễn tả một sự tình là câu đơn cú, câu diễn tả nhiều sự tình là câu phức cú, chúng tôi gọi là câu đơn, câu phức [23].

Về sau, được các tác giả Lưu Vân Lăng (1970, 1994), S.Dick (1981, 1989), A.Siewierka (1991), Halliday (1994), Diệp Quang Ban (2005)… coi là đơn vị thích hợp để nghiên cứu cú pháp cũng như phân tích ngôn bản (text).

không phải tương đương với câu (phrase) mà cũng không phải tương đương với mệnh đề (proposition); nói đúng hơn, nó có phần nào đó tương đương với câu đơn mà cũng có phần nào đó tương đương với mệnh đề của ngôn ngữ học (nhưng không phải mệnh đề của logic học).

Một ngôn bản nói chung, một văn bản nghệ thuật nói riêng là một hệ thống chỉnh của các đơn vị tầng bậc với nhiều kiểu quan hệ, nhiều cấp độ khác nhau. Trong đó, hiểu rõ kiểu quan hệ bộ phận - tổng thể giữa các đơn vị cấu thành có vai trò đặc biệt đối với việc phân tích cấu trúc - ngữ nghĩa của một ngôn bản. Theo quan điểm này, mỗi đơn vị bao gồm một hay nhiều đơn vị nhỏ hơn, mỗi câu bao gồm một hay nhiều hơn một từ, mỗi từ bao gồm một hay nhiều con chữ. Điều quan trọng là phải xác định được mỗi đơn vị như vậy bao gồm một hay nhiều thành tố của bậc thấp hơn; nói cách khác, trong mọi trường hợp, mỗi đơn vị đều phải có ít nhất một thành tố của bậc thấp hơn [35]. Cấu trúc này được Halliday gọi là cấu trúc thành tố (constituency), còn Lưu Vân Lăng gọi là cấu trúc thành tố hạt nhân. Và đơn vị có quan hệ này được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định là cú (clause).

Chính vì vậy, đối với cú Tiếng Việt, chúng tôi ủng hộ quan điểm của cố Gs Lưu Vân Lăng, Gs Cao Xuân Hạo và cho rằng cú tiếng Việt cần được khảo sát theo cấu trúc đề-thuyết và cấu trúc ngữ nghĩa (trong đó có cấu trúc tham tố), không dựa vào cấu trúc chủ vị: Trong Tiếng Việt không có cấu trúc chủ vị mà cấu trúc cơ bản của câu là cấu trúc đề-thuyết; Phần đề chỉ cái được nêu lên để nhận định, phần thuyết mang nội dung thuyết minh rõ về cái được nêu ra [38]. Và đối với hướng nghiên cứu văn bản thơ, việc quan tâm đến đặc điểm của cú và cấu trúc đề-thuyết, thiết nghĩ, là phù hợp và cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w