Nội dung mang nghĩa nội hàm

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 112 - 115)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

3. Nội dung cầu khiến trong thơ tình 1 Định nghĩa nội dung cầu khiến

3.2.1. Nội dung mang nghĩa nội hàm

Thực tế, trong hoạt động hội thoại hằng ngày, chúng ta tích hợp chặt chẽ với các kiểu hành vi và hoạt động xã hội khác đến nỗi sự xuất hiện của một phát ngôn với một lực ngôn trung cụ thể thường có thể đoán trước, căn cứ vào cái tình huống có thể xác định được về mặt xã hội. Vì vậy, nội dung cầu khiến trong hội thoại chủ yếu là nội dung tường minh: Anh về đi, Mang cho tôi quyển

sách… có giá trị cụ thể và duy nhất trong một thời điểm to nào đó, tại một địa điểm do nào đó. Nghĩa hàm ngôn, nếu có, chỉ là ở mức độ gián tiếp nhằm mục đích lịch sự. Ví dụ: Tại sao lại để xe ở đây? dẫu là một phát ngôn gián tiếp thì người ta vẫn dễ dàng hiểu là S2 đã để xe không phù hợp với quy ước chung nào đó của xã hội. Trong thơ, nội dung cầu khiến không chỉ đơn giản như thế.

Trong ngữ nghĩa cầu khiến của thơ nói chung, thơ tình nói riêng, nội dung cầu khiến (cũng như nội dung chính của bài thơ) thuộc về “cấu trúc sâu” mang tính thể loại. Nội dung này là những nghĩa chứa chất bên trong, không lộ ra trên bề mặt văn bản, là những nghĩa nảy nở trong các văn cảnh của câu thơ, theo ý định đặc biệt của nhà thơ dựa trên sự kết hợp tổ hợp từ ngữ sẵn có.

Điều này có thể giải thích: Thơ khác với ngôn ngữ nói chung ở chỗ, ngôn ngữ nói chung là phương tiện để truyền đạt tin tức, thơ là ngôn ngữ tự lấy mình làm cứu cánh (Jakobson). Nói là nói cái gì. Còn làm thơ là nói để được cái thú nghe mình nói. Trong hội thoại, lời là phương tiện của ý. Trong thơ, ý là phương tiện của lời. Thơ là ngôn ngữ nghịch với lẽ thường: Vầng trăng ai “xẻ làm đôi” được. Thi sĩ là kẻ phá vỡ tương quan của ý tưởng và thay thế vào đó tương quan của từ ngữ. Trong thơ, mục đích không còn thiết yếu nữa, mục đích đôi khi chỉ là cái cớ để hành động. Cái bình chỉ là cái cớ cho người thiếu nữ yêu kiều giơ tay cắm mấy bông hoa. Nhưng những đóa hoa tươi đẹp kia cũng chỉ là cái cớ để thi nhân nói lên tâm tình chan chứa của mình với người đẹp. Cách truyền đạt thông báo này gọi là hàm ngôn (implicature).

Anh đừng đến khi em đang quá vui Bởi phút ấy em là người hào phóng ...

Lúc em buồn cũng đừng đến anh ơi!

Mọi cửa ngõ tâm tư khép mình trong câm lặng Thì cứ mặc, anh đừng nhìn lo lắng

Như bóng mây đổi sắc bất kỳ

Anh đừng đến, đợi ngày em yên tĩnh.

(Lê Trúc Anh, Tâm cảm – tr.136)

Nghĩa tường minh của hành động cầu khiến trên mang lực ngôn trung là lời thỉnh cầu của em đối với anh rằng đừng đến khi em đang quá vui, quá buồn mà hãy đợi “ngày em yên tĩnh”. Nhưng đó chỉ là lớp nghĩa thứ nhất, nghĩa đen. Nghĩa này là bước đệm để chúng ta đến với một lớp nghĩa thuộc cấu trúc sâu hơn, có tính nghịch lý: lời thỉnh cầu đừng đến này thực chất là lời thỉnh cầu hàm ngôn với nội dung cầu khiến gần như trái ngược với nội dung trên bề mặt (anh hãy đến với em cả khi lòng em yên tĩnh lẫn khi lòng em bão giông). Song, lớp nghĩa này vẫn chưa phải là nội dung cầu khiến đích thực của tứ thơ. Nội dung cầu khiến của vai trao em ở đây, đích là lời thỉnh cầu một tình yêu chân thành, một tình yêu biết chia sẻ, được chia sẻ… từ phía vai anh. Nội dung cầu khiến trong thơ tình, chủ yếu mang nghĩa hàm ngôn này, mà người đọc, người nghe, người cảm nhận, người đóng vai trao, người nhập vai nhận… phải hiểu và bóc tách cho bằng được, khi đó đích ngôn trung mới thành.

Một đặc tính nữa của thơ là tạo đời sống tinh thần và thể xác cho vạn vật và cho những ý niệm trừu tượng như thời gian, không gian, dĩ vãng, kỷ niệm. Bởi nhà thơ khi sáng tác đã hòa mình với vạn vật: con người, cỏ cây, đêm, ngày, hạt cát, vũ trụ đều bình đẳng và có linh hồn… Vì vậy mới có những hình ảnh ẩn dụ mà trên nghĩa tường minh, vai trao, vai nhận trong một hành động cầu khiến không phải là con người. Trong thơ tình, theo khảo sát của chúng tôi, ẩn dụ được dùng nhiều nhất cho vai nhận là hình ảnh, là nhân vật gió:

Gió ơi dùm nói nhỏ Tới vạn nụ hoa hồng - Nở đi hoa có biết Tình yêu đến rồi không?

Gió ơi đừng đi xa nữa Hãy về mở lại trang thơ Đem nắng gieo trong đáy mắt Hong khô giọt lệ đợi chờ

(Bùi Thị Xuân Mai, Gió ơi – tr. 294)

…Bâng quơ, khuya gió lẻn vào Có ai mong gió đâu nào, gió ơi!

(Nguyễn Ngọc Ly, Bâng quơ – tr. 287)

Tuy nhiên, vai nhận là gió chỉ là nghĩa tường minh, là vai nhận lâm thời của lớp nghĩa thứ nhất trong thơ - nghĩa đen. Những hành động cầu khiến trên không phải nhằm vào gió, mà ở một tầng bậc thuộc cấu trúc sâu hơn, vai nhận là con người, cụ thể là một đối ngôn tương ứng với hệ quy chiếu của vai trao S1, là một S2 nào đó mà S1 đang nhắm tới để trao lời nhớ, lời thương tha thiết, lời tình yêu cháy bỏng của mình.

Như vậy, trong cùng một bối cảnh, một đề tài, văn chỉ đạt được một trong các khía cạnh: hoặc mô tả, hoặc giải thích, hoặc diễn nghĩa, hoặc bình luận… trong khi thơ mở cho ta nhiều bình diện khác, thơ biến hóa từ chữ nghĩa sang hình ảnh, rồi từ hình ảnh sang tâm cảm, sang hoài cảm… Nhà thơ không dùng ngôn ngữ để nhắn nhủ, giải thích mà dùng ngôn ngữ để truyền cảm. Vì vậy, khám phá cho được lớp nghĩa nội hàm của thơ là một việc quan trọng khi đọc thơ, thẩm thơ, hóa thân vào hình tượng thơ (đối với hành động cầu khiến, người đọc có thể hóa thân vào vai trao hoặc vai nhận).

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 112 - 115)