Vai nhận là chính chủ thể trữ tình nhà thơ

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 92 - 94)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

1. Vai trao và vai nhận hành động cầu khiến trong thơ tình Quy chiếu vai trao và vai nhận trong thơ tình

1.3.1. Vai nhận là chính chủ thể trữ tình nhà thơ

Nhà thơ, như đã biết, trước hết làm thơ là để giải tỏa tâm sự, để thỏa mãn nhu cầu tự bộc lộ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc của mình. Có lẽ tác giả nào khi viết cũng viết cho mình trước tiên, khi nói cũng là nói với mình đầu tiên. Nhà thơ chính là bạn đọc đầu tiên của tác phẩm thơ. Và khác với quan điểm của lý thuyết tiếp nhận cho rằng hành trình của một tác phẩm thơ chỉ có sự tương tác giữa độc giả với văn bản, theo chúng tôi, sự tương tác đó bao gồm tất cả bốn

yếu tố trong sơ đồ cổ điển của Aristotle (tác giả, thực tại, người đọc và văn bản). Trong đó tác giả vừa giữ vai sáng tác, vừa giữ vai tiếp nhận.

Vì vậy, trong cấu trúc nội dung ngữ nghĩa hành động cầu khiến, khi nhà thơ là vai trao lời (S1) thì trước hết là nhà thơ đang trao lời với bản thân mình. Nhà thơ đang thực hiện một hành động ngôn trung cầu khiến chính bản thân mình thực hiện một hành động, một suy nghĩ, một lý tưởng nào đó.

Đừng nhìn em cái nhìn như lửa Hai chúng ta đã có vợ có chồng ...

Trái ảo mộng xin đừng bao giờ hái Vị ngọt ngào thành đắng chát trong tim

(Lê Khánh Mai, Chạy trốn – tr. 296)

Chính cái kết cấu ngữ nghĩa “vẫy gọi” mang đặc trưng của thơ cho phép chúng ta hiểu đa diện, đa nghĩa về thơ. Hành động cầu khiến ở ví dụ trên, nếu vai trao là nhà thơ (S1) thì có khả năng đối ngôn (S2) cũng là nhà thơ. Đừng nhìn em cái nhìn như lửa, có thể là nhà thơ đang cầu khiến một nhân vật anh

nào đó (trong hệ quy chiếu với em) đừng nhìn em, nhìn mình cái nhìn như lửa; nhưng cũng có thể nhà thơ đang thì thầm với chính mình, đang nhắc nhở mình đừng trao cho anh, cho nhau những cái nhìn bỏng cháy làm gì nữa. Ý thơ sau với kết cấu vắng chủ từ cho ta thấy rõ hơn vị trí này của nhà thơ (vị trí vai nhận): Trái ảo mộng xin đừng bao giờ hái/ Vị ngọt ngào đắng chát trong tim. Ở đây, hoàn toàn có thể hiểu nhân vật trữ tình, nhà thơ Lê Khánh Mai, trong một khoảnh khắc của thời điểm (to), tại địa điểm (do) đã tự mình gửi cho mình một thông điệp, một hành động cầu khiến, xin cho lòng không giông bão trước một người đàn ông khác đã có vợ, cũng vì mình đã có chồng.

Tuy nhiên, cách hiểu này người ta ít dùng khi phân tích thơ. Họ cho rằng phân tích như thế sẽ làm sống sượng thơ, rằng nhà thơ chỉ là phát ngôn viên cho công chúng, là đối thoại với bạn đọc, với cuộc đời. Quy kết nội dung ngữ

nghĩa thơ vào chính nhà thơ là không đúng, là không hay. Nhưng có một thực tế rằng, trước khi nhà thơ đối thoại với cuộc đời, nhà thơ phải tự đối thoại với chính mình (mà không chỉ là đối thoại... phải sống chết với bản thân mình trước đã).

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w