- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch
1. Vai trao và vai nhận hành động cầu khiến trong thơ tình Quy chiếu vai trao và vai nhận trong thơ tình
1.2.3. Vai trao là người đọc thơ
Lý luận tiếp nhận văn bản nghệ thuật đã chỉ ra rằng: Nhà thơ sáng tác ra một văn bản mà chúng ta hình dung sẽ là một bài thơ, nhưng thật ra nó chỉ là một bài thơ theo đúng nghĩa khi có người đọc nó. Điều này có nghĩa là trong cấu trúc nội dung ngữ nghĩa của một bài thơ, không thể thiếu vai trò của người đọc. Khi tiếp cận một bài thơ, người đọc thơ phải đóng vai thi sĩ, nghĩa là đóng vai nhân vật mà thi sĩ đang thủ vai. Trong một bài thơ, có khi ta đóng vai này,
có khi vai khác… Ta bỗng già, bỗng trẻ, bỗng là nam, bỗng là nữ, bỗng yêu, bỗng giận, bỗng hờn… bỗng là bài thơ.
Điều này cũng có nghĩa là, đối với một hành động ngôn trung cầu khiến trong thơ tình, người đọc thơ phải (và được) sống với những cung bậc tình yêu đa dạng, phức điệu trong đó, vì vậy người đọc hoặc sẽ là chủ thể, hoặc sẽ là đối ngôn của hành động cầu khiến đó (là vai trao lời hoặc là vai đáp lời tùy vào cảm xúc và sự lựa chọn của chính người đọc xem mình sẽ hóa thân vào nhân vật trữ tình nào, vào vai nào trong thơ).
Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ Đừng có trách chi những phút xao lòng
(Thuận Hữu, Những phút xao lòng – tr.251)
Ở đây, sau khi tiếp cận tứ thơ, sau khi thâm nhập sâu vào hình tượng, người đọc sẽ không còn dửng dưng nữa mà sẽ tỏ thái độ (thiện cảm hay ác cảm, yêu và ghét, vui cười hay khóc thương, đồng ý hay từ chối)… Nhưng ở một giai đoạn cao hơn, giai đoạn người đọc không chỉ thâm nhập sâu vào hình tượng nữa, giai đoạn hình tượng thâm nhập sâu vào người đọc. Khi đó người đọc trở thành người trao lời. Tâm sự Ai cũng có một thời để yêu và một thời để nhớ/ Ai cũng có những phút giây ngoài chồng ngoài vợ… và lời cầu khiến Đừng có trách chi những phút xao lòng bỗng nhiên có một chủ thể mới - đó là người đọc thơ. Người đọc thơ ở đây lại không phải là duy nhất, hoặc tôi, hoặc anh mà là cả một tầng lớp quần chúng rộng lớn với nhiều phong cách, trình độ, tuổi tác, kinh nghiệm sống khác nhau.
Đừng buồn cô bé vợ ta ạ
Đói nghèo đâu phải chỉ riêng ta Thiên hạ lắm người còn khổ lắm Đón tết mà không có mái nhà
Chủ thể trữ tình ở đây đang có ngôn trung cầu khiến (khuyên) với một nhân vật trữ tình (trong hệ quy chiếu riêng của nó) là cô bé vợ ta. Khi người đọc thấm sâu vào tứ thơ, lời trao được chuyển sang người đọc, và theo hệ quy chiếu trao- nhận thì cô bé vợ ta đã là một đối ngôn khác, trong một hoàn cảnh khác, tại một thời điểm khác.
Vậy có thể nói, tác giả cấu trúc thành tác phẩm nhưng ý nghĩa, dụ ngôn (nếu có) là do người đọc khám phá, với những chìa khóa riêng tư. Người đọc ví như con ong bay đến đóa hoa, không phải để chiêm ngưỡng màu sắc của cánh hoa mà để hút mật ở trong mỗi nhụy hoa.