Yếu tố vị thế giao tiếp

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 108 - 110)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

2. Lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình

2.3.3. Yếu tố vị thế giao tiếp

Mối quan hệ giữa S1 và S2 tạo nên vị thế giao tiếp của người nói (vai trao); người nghe (vai nhận) và góp phần tăng giảm tính cấp thiết của hành vi cầu khiến, tức lực ngôn trung của nó. Người nói phải dựa vào mối quan hệ này để

hình thành phát ngôn của mình, còn người nghe dựa vào đó để nhận định tính cấp thiết của việc thực hiện hành động được đề cập đến.

Dựa vào quy chiếu vai nhận - vai trao, có thể xác định các loại vị thế trong hành động cầu khiến như sau: a) Vị thế trên - dưới (vị thế này được tạo nên trên cơ sở các giá trị quyền lực trong xã hội. Chẳng hạn người cao tuổi với người ít tuổi; ông chủ với người làm công…); b) Vị thế trách nhiệm (được hình thành nhờ mối quan hệ giữa những người có tình cảm, nghĩa vụ, trách nhiệm chuyên môn, có kinh nghiệm trong một lĩnh vực nào đó đối với người chịu sự ràng buộc trực tiếp: cha mẹ, anh em, thầy giáo - học sinh…); c) Vị thế tự do (vị thế tự do được thiết lập tức thời bất cứ lúc nào S1 cần S2).

Trong thơ tình, quy chiếu vai trao - vai nhận thường được biểu hiện bằng cặp đại từ xưng hô anh - em. Cách xưng hô này, theo văn hóa người Việt, là phổ biến đối với những cặp tình nhân, những đôi vợ chồng… tóm lại là của những kẻ đang yêu. Cách xưng gọi này dựa trên nguyên tắc về tôn ti (vị thế trên-dưới) trong gia đình người Việt: người chồng, người con trai (dù có ít tuổi hơn người vợ, người bạn gái) cũng luôn là anh và ngược lại, người kia là em

(anh-em như thể tay chân). Ngoài ra, chúng ta còn bắt gặp nhiều cách xưng gọi khác của những kẻ đang yêu, rất phong phú, đa dạng.

Đừng buồn cô bé vợ ta ạ

Đói nghèo đâu phải chỉ riêng ta Thiên hạ lắm người còn khổ lắm Đón tết mà không có mái nhà

(Văn Lê, Tự sự - 290)

Tôi yêu là bởi tôi yêu

Cầm tay cô hỏi hỏi nhiều làm chi?

(Nguyễn Đình Thư, Đến chiều – tr. 108)

Cách xưng hô mang văn hóa gắn bó gia đình này của người Việt khi dùng trong tình yêu là biểu hiện biến thể của vị thế trên - dưới trong giao tiếp. Trên

và dưới ở đây không còn là vị thế cao thấp thông thường, nó mang nghĩa gắn bó hơn, mật thiết hơn. Cũng dễ hiểu, bởi lẽ quan hệ đặc biệt nhất, tinh vi nhất, tế nhị nhất, dường như là quan hệ của những người yêu nhau. Cách gọi xưng hô anh-em, ta-mình… không còn, không chỉ là tôn ti, thứ bậc, là người trên nói với người dưới nữa mà đã là bình đẳng (trong tình yêu yếu tố quan trọng là sự bình đẳng) - bình đẳng nhưng có sự ràng buộc (không giống như vị thế tự do).

Chính vị thế giao tiếp bình đẳng (có sắc thái gắn bó, yêu thương, thân mật) này của vai trao, vai nhận đã chi phối đến lực ngôn trung cầu khiến trong thơ tình, với chiều hướng không sử dụng nhiều các yêu cầu khiến lệnh mang tính chất ra lệnh của vai trên đối với vai dưới, cũng không sử dụng nhiều các lực ngôn trung van xin, cầu xin, rụt rè nhờ vả của vai dưới đối với vai trên. Những thỉnh cầu trong tình yêu là những thỉnh cầu mang tính bình đẳng cho cả vai trao lẫn vai nhận.

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 108 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w