Vai nhận là nhân vật trữ tình (S2’)

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 94 - 97)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

1. Vai trao và vai nhận hành động cầu khiến trong thơ tình Quy chiếu vai trao và vai nhận trong thơ tình

1.3.2. Vai nhận là nhân vật trữ tình (S2’)

Trong trường hợp vai nhận là nhân vật trữ tình, nó có thể nằm trong ba hệ quy chiếu với vai trao như sau: a) Khi vai trao cũng là nhân vật trữ tình trong một văn bản thơ có cấu trúc hội thoại trao đáp; b) Khi vai trao là chủ thể trữ tình- nhà thơ đang đối thoại trực tiếp với nhân vật trữ tình khác (vai nhận); c) Khi vai trao là người đọc, hóa thân vào bài thơ và đối thoại với chính nhân vật trữ tình của bài thơ (vai nhận).

a) Trường hợp thứ nhất, khi vai trao là một nhân vật trữ tình trong một văn bản thơ có hội thoại trao đáp (S1’). Khi đó vai nhận là một nhân vật trữ tình khác được nhà thơ dựng lên để đối thoại với vai trao kia (S2’). Có thể trở lại với ví dụ về bài thơ Tình già của Phan Khôi, Mòn mỏi của Thanh Tịnh; hoặc có thể đến với ví dụ khác:

(1) - Kìa mình váy lĩnh mượt mà

Vén cao vạt hứng… làn da mịn màng Cây dừa đâu thấp mấy gang

Tròn căng quả, thả sao đang, hỡi mình! - Ngại gì, cứ thả đi anh!

- Dẫn lên tý nữa cho vừa

Ừ thì em hứng anh đưa ngại nào

(Nguyễn Văn Chương, Hứng dừa – tr. 170)

(2) - Sao không nói với em Những lời anh định nói Sao không nhìn vào em

Như mắt anh chờ đợi Sao không âu yếm em Như tình anh khắc khoải Sao không siết chặt em Bằng nụ hôn đắm đuối - Em ơi! Nếu anh nói Ngọn gió sẽ bay xa Em ơi! Nếu anh nhìn Lặn mất vầng trăng hẹn Em ơi! Nếu âu yếm Sẽ không có thơ đâu Và siết chặt vào nhau Biết đâu là cay đắng!

(Giang Biên, Nếu – tr. 144)

Trong các hành động cầu khiến trên, có đầy đủ tường minh các yếu tố ngữ ngữ nghĩa: vai trao, vai nhận, lực ngôn trung cầu khiến, nội dung, hiệu lực cầu khiến. Tuy nhiên, nội dung cầu khiến đi kèm với quy chiếu vai trao, vai nhận được nhìn từ phía hai nhân vật trữ tình trong bài chỉ mới là nội dung ở lớp thứ nhất. Nó còn có một lớp cấu trúc nội dung sâu hơn nữa, sẽ bàn đến ở yếu tố nội dung cầu khiến.

Trở lại với vai nhận trong những hành động cầu khiến nói trên: Trong ví dụ (1) là cuộc hội thoại của hai vợ chồng nhà nọ khi hứng dừa. Ở đây tồn tại hai cặp thoại. Cặp thoại thứ nhất vai trao là lời anh chồng: Kìa mìnhTròn căng quả, thả sao đang, hỡi mình!, vai nhận là chị vợ: - Ngại gì, cứ thả đi anh!. Nhưng chính hành động ngôn trung trả lời (mang nghĩa cầu khiến) của người vợ đã tạo cho người vợ vị thế vai trao lời ở lượt tiếp lời tiếp theo; và anh chồng trở thành đối ngôn của hành động cầu khiến của chị vợ: Dẫn lên tý nữa cho

vừa/ Ừ thì em hứng anh đưa ngại nào. Đây cũng là một ví dụ về hiện tượng đổi vai liên tục với cặp quy chiếu trao nhận biểu hiện bằng cặp đại từ anh - em.

b) Trường hợp vai trao là chủ thể trữ tình- nhà thơ đang đối thoại trực tiếp với nhân vật trữ tình trong bài thơ (S2’), khi đó vai nhận thuộc về nhân vật trữ tình này (thường là một hình mẫu thực hoặc một hình mẫu gợi cảm hứng sáng tác cho nhà thơ, trong thơ tình đó thường là một em hay một anh yêu nào đó):

(1) Tạm biệt Huế với em là tiễn biệt

Hải Vân ơi xin người đừng tắt ngọn sao khuya

(Thu Bồn, Tạm biệt – tr. 145)

(2) Tôi gửi niềm nhớ thương Em mang dùm tôi nhé Ngày trở lại quê hương Khúc hoan ca rớm lệ

(Quang Dũng, Đôi mắt người Sơn Tây – tr.178)

Trong ví dụ (1), nếu vai trao là chủ thể trữ tình (ở đây là em) thì vai nhận là một nhân vật trữ tình nào đó mà chủ thể muốn gửi gắm lời trao (ở đây được biểu hiện bằng một nhân xưng hoán dụ Hải Vân). Trơng ví dụ (2), nếu vai trao là chủ thể trữ tình (biểu hiện bằng đại từ tôi), thì vai nhận là nhân vật trữ tình

em (một quy chiếu nào đó của nhân vật tôi, một hình mẫu thực hoặc hình mẫu gợi cảm hứng sáng tác của nhà thơ Quang Dũng).

c) Trong trường hợp vai trao là người đọc hóa thân vào bài thơ và đối thoại (thực hiện trao lời cầu khiến) với chính nhân vật trữ tình của bài thơ thì khi đó nhân vật trữ tình này trở thành vai nhận (S2’) trong một hành động cầu khiến mà chủ thể cầu khiến, vai trao (S1’) là người đọc (đã hóa thân vào hình tượng bài thơ):

Em đưa tiễn bước chân gìn giữ lắm Hạt mưa dùng dằng ngọn cỏ ven đê Yêu mến ạ, xin đừng buồn em nhé

Dòng nước trôi đi, hạt nước lại rơi về…

(Nguyễn Duy, Sông Thao - tr. 183)

Mỗi nhà thơ mang đến cho chúng ta một người khách lạ, khách lạ nhập vào hồn ta, bằng ngôn ngữ. Khách là chủ mà chủ cũng là khách, như Rimbaud bảo On me pense… Je est un autre (Tôi, nó là một thằng khác). Trong trường hợp này, người đọc đã thực sự hóa thân thành hình tượng, thành nhân vật trữ tình để trò chuyện với nhân vật trữ tình, thành vai trao để trao lời với vai nhận là một nhân vật trữ tình khác trong bài. Trong ví dụ trên, người đọc trở thành vai trao ngầm ẩn (vắng mặt lâm thời trên văn bản ngôn từ) để trao lời với nhân vật trữ tình em - Yêu mến ạ xin đừng buồn em nhé/ Dòng nước trôi đi, hạt nước lại rơi về…Nhân vật trữ tình em này cũng có thể là S3’, S4’… tùy theo mối quan hệ quy chiếu với vai trao.

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w