3. Cầu khiến gián tiếp bằng hành động ‘nghi vấn cầu khiến’ 1 Hành động nghi vấn cầu khiến trong tiếng Việt
3.2.1. Nghi vấn phủ định có hàm ý khuyên không nên hành động
Đây là những hành động nghi vấn có chứa từ hỏi - phủ định làm chi, làm gì, gì, chi nữa…đứng sau động từ tạo nghĩa phủ định (lo gì = đừng lo; yêu nó làm gì = đừng yêu). Những phát ngôn này được gọi là phát ngôn nghi vấn phủ định dùng để biểu thị hàm ý cầu khiến là khuyên ngăn thực hiện hành động:
(1) Tôi có vợ. Em có chồng
Cả hai cùng sắp nên ông, nên bà Một xa thì đã là xa
Giày vò nhau nữa để mà làm chi
(Trần Nhuận Minh, Chiêm bao – tr. 300)
(2) Đã không có anh dẫu là vùng cực lạc Em nghĩ làm gì chuyện đi xa
(Phan Ngọc Cảnh, Em đừng đi – tr. 158)
(3) …Da của em trắng ngần Là của anh tất cả
Không phải người xa lạ
Việc gì mà trộm xem.
Các từ hỏi - phủ định gì, làm gì, chi, làm chi… là những tác tử logic - tình thái, đứng sau động từ để biểu thị và tạo nghĩa phủ định nghi vấn với hàm ý cầu khiến là khuyên ngăn, khuyên can, khuyên nhủ đừng thực hiện một hành động nào đó (≈ đừng thực hiện một việc/hành động nào đó). Ở các ví dụ nêu trên: (1). Đừng giày vò nhau nữa; (2). Đừng nghĩ chuyện đi xa nữa; (3). Không phải (đừng) xem trộm nữa (là của anh rồi).
Song, các từ hỏi - phủ định này (gì, làm gì, chi, làm chi)… vẫn mang trong mình một sắc thái nghĩa khác với tác tử đừng (mà chúng ta dùng để suy nghĩa khuyên can, khuyên nhủ): V + làm gì (gì, chi, làm chi) → không hẳn là đừng, mà như là một sự chấp thuận có phần miễn cưỡng (thiếu sự chủ động và sự dứt khoát hơn từ đừng). Có lẽ vì thế mà trong thơ, các động từ nhớ, nhắc, hỏi… là những động từ chủ yếu được dùng để kết hợp với những từ hỏi - phủ định này.
Một số dẫn chứng của các trường hợp vừa nêu: