Nghi vấn với cặp từ hỏi “sao…không” hàm ý khuyên hành động

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 74 - 76)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

3.2.2.Nghi vấn với cặp từ hỏi “sao…không” hàm ý khuyên hành động

Dạng câu hỏi này thường có ngữ cảnh cho phép xác định ý nghĩa khẳng định của nó với hàm ý khuyên hành động. Trong hội thoại, ý nghĩa nghi vấn này là tiền đề tạo hàm ý cầu khiến khuyên ngăn hành động mang sắc thái khiến

ứng với hành động ra lệnh (Sao mày không rót nước bà xơi?) yêu cầu (Sao không vặn đèn to lên), khuyên nhủ (sao chú lại nặng lời thế)…

Trong thơ, cặp từ hỏi “sao… không” cũng cần phải dựa vào ngữ cảnh rộng của bài thơ và sự suy ý để xác định ý nghĩa của nó; và ý nghĩa này cũng là tiền đề tạo hàm ý cầu khiến nhưng sắc thái khiến động của nó mang lực ngôn trung nhẹ, thường chỉ là thể hiện sự mong muốn được thực hiện một hành động:

Sao không nói với em Những lời anh định nói Sao không nhìn vào em Như mắt anh chờ đợi Sao không âu yếm em Như tình anh khắc khoải Sao không siết chặt em

Bằng nụ hôn đắm đuối (Giang Biên, Nếu – tr. 144) hay đơn giản là một lời mời (mang hàm ý khuyên hành động):

Sao anh không về chơi thôn Vĩ Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên

(Hàn Mặc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ - tr.115)

Sao em không đến nhà anh

Yêu nhau mà thế mà đành thế sao?

(Nguyễn Ngọc Ly, Bâng quơ – tr. 287)

Trong một số trường hợp, có bị lược bớt từ để hỏi sao (nhưng những trường hợp này cuối câu thường có dấu chấm hỏi “?”). Chúng được xem xét trên cơ sở có khả năng thêm (hay không thể thêm) từ này, chẳng hạn trong bài Tiếng thu

của Lưu Trọng Lư:

Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức?

Em không nghe rạo rực Hình ảnh kẻ chinh phu Trong lòng người cô phụ

Em không nghe rừng thu Lá thu kêu xào xạc Con nai vàng ngơ ngác Đạp lên lá vàng khô?

(Lưu Trọng Lư, Tiếng thu – tr. 74)

Trong ví dụ này, có thể thêm từ để hỏi sao ở trước mỗi vế hỏi (Sao em ko nghe mùa thu… Sao em ko nghe rạo rực… Sao em ko nghe rừng thu…); và sắc thái ngôn trung của nó cũng giống như những trường hợp trên, nghĩa là nghi vấn có hàm ý cầu khiến - khuyên nhủ (em hãy lắng nghe đi, mùa thu đang trở mình tuyệt lắm).

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 74 - 76)