Cấu trúc cầu khiến trùng điệp

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 57 - 58)

2. Cầu khiến trực tiếp bằng các phương tiện ngữ pháp

2.3.1. Cấu trúc cầu khiến trùng điệp

Đặc trưng của thơ là sự trùng điệp (câu thơ - vers, versus - luôn luôn quay trở lại) ở những phương diện sau: sự trùng điệp ở âm vận, trùng điệp nhịp, trung điệp ý thơ (biểu đạt bằng những phạm trù tương đương, hệ quy chiếu…). Việc lựa chọn kiểu cấu trúc cho một nội dung được tiến hành nhằm nhiều mục đích khác nhau. Trong một số trường hợp, khi chọn các cấu trúc tuần hoàn, trùng điệp người nói/ người viết đã nhằm mục đích hướng tới việc tạo nên hiệu ứng đưa nôi:

Đã chơi, chơi thật hết mình

Đã say đổ điếu nghiêng bình mới thôi Đừng như bèo dạt mây trôi

Bên trong, bên đục nước đôi hững hờ Ghét cho xuống ruộng lên bờ

Yêu mà phải chết xuống mồ vẫn yêu!

(Chu Thăng, Tự bạch – tr. 408)

Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng sự trùng điệp ý thơ (sống phải hết mình, làm gì cũng phải hết mình, phải yêu ghét rõ ràng, minh bạch) tạo hiệu ứng liên tiếp của hành động ngôn trung cầu khiến mà vai nhận phải thực hiện. Trong thơ tình, hiện tượng các hành động cầu khiến được đặt cạnh nhau, trùng điệp, liên tiếp, đan cài hết lời cầu khiến này đến lời cầu khiến khác… là hiện tượng phổ biến. Cấu trúc này, ngoài hiệu ứng đưa nôi, hiệu ứng cộng hưởng, còn biểu thị tình thái của lực ngôn trung cầu khiến (tha thiết, khẩn thiết…); biểu thị tính cấp thiết của việc thực hiện nội dung cầu khiến. Một số ví dụ:

Khánh ơi! Còn hỏi gì anh?

Em về đan mối tơ duyên

Vào tà áo mới, đừng tìm duyên xưa. Bao nhiêu giọt lệ còn thừa,

Hãy dành mà khóc những giờ vị vong Bao nhiêu những cánh hoa lòng

Hãy dâng cho trọn nghĩa chồng, hồn cha Nhắc làm chi chuyện đôi ta,

Cuộc đời anh đã phong ba dập vùi…

(Thâm Tâm, Gửi các anh – tr. 90)

Đã yêu thì yêu như lửa đốt

Cây cành nào cũng phải cháy ra tro Đã yêu thì yêu như rượu bốc

Trên có trời, dưới có đất, giữa hai ta.

Đã yêu thì yêu như ông như bà

Tam tứ núi cũng trèo, ngũ lục sông cũng lội

Đã yêu thì yêu như Tiên Dung Đẳng cấp sang hèn không tính đến Đã yêu thì yêu như Mỵ Châu Dù đầu rơi vẫn không sai hẹn Đã yêu thì yêu như Trương Chi Thân dù tan hồn lặn vào đáy chén

(Vương Trọng, Triết lý tình yêu - tr. 457)

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 57 - 58)