Vai trao là nhân vật trữ tình (S1’)

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 88 - 90)

- Động từ nhắc + gì, làm gì, chi, làm ch

1. Vai trao và vai nhận hành động cầu khiến trong thơ tình Quy chiếu vai trao và vai nhận trong thơ tình

1.2.2. Vai trao là nhân vật trữ tình (S1’)

Trong thơ tình, tồn tại những hành động ngôn trung cầu khiến có đầy đủ cả lời trao lời đáp, nội dung cầu khiến, lực ngôn trung cầu khiến và cả hiệu lực cầu khiến (mang tính tự sự, mang tính hội thoại như văn xuôi, kịch...). Chẳng hạn các bài thơ sau:

(1) Hai mươi bốn năm xưa

Một đêm vừa gió lại vừa mưa. Dưới ngọn đèn mờ,

Trong gian nhà nhỏ,

Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:

- “Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng, Mà lấy nhau thì không đặng

Để đến nỗi tình trước phụ sau

Chi cho bằng sớm liệu mà buông nhau” - “Hay! Nói mới bạc làm sao chớ ! Buông nhau làm sao cho nỡ?

Thương được chừng nào hay chừng ấy, Chẳng qua ông trời bắt đôi ta phải vậy: Ta là nhân ngãi, đâu phải vợ chồng Mà tính việc thuỷ chung?”

(Phan Khôi, Tình già – tr. 65)

(2) - Em ơi, nhẹ cuốn bức rèm tơ Tìm thử chân mây khói toả mờ Có bóng tình quân muôn dặm ruổi Ngựa hồng tuôn bụi cõi xa mơ. - Xa nhìn bên cõi trời mây

Chị ơi, em thấy một cây liễu buồn - Bên rừng em hãy lặng nhìn theo. Có phải chăng em, ngựa xuống đèo? Chị ngỡ như chàng lên tiếng gọi Trên mình ngựa hý lạc vang reo. - Bên rừng ngọn gió rung cây, Chị ơi, con nhạn lạc bầy kêu sương. - Này lặng em ơi, lẳng lặng nhìn Phải chăng mình ngựa sắc hồng in Nhẹ nhàng em sẽ buông rèm xuống, Chị sợ trong sương bóng ngựa chìm. - Ngựa hồng đã đến bên hiên

Chị ơi, trên ngựa chiếc yên… vắng người.

(Thanh Tịnh, Mòn mỏi – tr. 109)

Đây là những bài thơ có các cặp thoại qua lại của những nhân vật trữ tình do nhà thơ xây dựng nên, và chính nhà thơ là phát ngôn viên cho những nhân vật trữ tình này. Ở bài (1), các nhân vật trữ tình được nhà thơ “vẽ” lên là cặp tình nhân trong gian nhà nhỏ, của hai mươi bốn năm xưa/ một đêm vừa gió lại vừa mưa. Vai trao lời là một trong hai người đang yêu nhau đó, với lời cầu khiến là sớm liệu mà buông nhau.

Ở bài (2), nhân vật trữ tình (chính) là hai cô gái, được quy chiếu vai trao - vai nhận bằng cặp đại từ nhân xưng chị - em. Có thể hiểu chị ở đây là một tiểu

thư khuê các đang đợi bóng tình quân, còn em là cô hầu phòng thân cận. Trong bài thơ có đến 3 cặp thoại, và trong cả ba cặp thoại này vai trao đều là cô tiểu thư lá ngọc cành vàng, với ngôn trung cầu khiến là nhờ cô hầu phòng nhìn ra ngoài kia cánh rừng, ngoài kia tấm rèm cửa sổ xem có chăng bóng tình quân của cô thấp thoáng xa xa… Lời cầu khiến của cô được vai nhận đáp lại lần lượt, nhưng đích ngôn trung cuối cùng lại mang sự hụt hẫng (Ngựa hồng đã đến bên hiên/ Chị ơi, trên ngựa chiếc yên… vắng người).

Đối với những bài thơ không có dạng hội thoại trao đáp, nhân vật trữ tình vẫn luôn hiện hữu, nhiều khi như là tính quy ước:

Khi nào thấy trên đường đời mệt mỏi Cẩn nghỉ ngơi đôi chút cạnh dòng sông Em hãy đến tìm tôi nơi bến đợi:

Tán đa tôi bóng mát quen dừng (Xuân Hoàng, Khi nào – tr. 232)

Tôi ở đây có thể là nhà thơ nhưng cũng có thể không phải nhà thơ (trong trường hợp nhà thơ chỉ là phát ngôn viên cho câu chuyện/ cuộc thoại của hai nhân vật trữ tình tôiem). Vai trao là tôi, vai nhận là em với một ngôn trung cầu khiến mang nội dung tình yêu. Tôi hay em ở đây chỉ mang tính quy ước, cho một mục đích phát ngôn sâu hơn của chủ thể trữ tình - nhà thơ (sẽ được trình bày ở yếu tố nội dung cầu khiến).

Một phần của tài liệu Hành động cầu khiến trong thơ tình (khảo sát dựa trên cứ liệu tuyển tập thơ tình việt nam thế kỷ XX) (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w